CHƯƠNG IV: ĐẠO TRỊ NƯỚC
Hữu vi thì hỏng – Trị nước phải như nấu cá nhỏ
Nhà cầm quyền nào thời đó cũng lo mở mang đất đai, miệng thì nói mưu
hạnh phúc cho dân mà hành động thì ngược lại:
“Triều đình thật ô uế, đồng ruộng thật hoang vu, kho lẫm thật trống rỗng;
mà họ bận áo gấm thêu, đeo kiếm sắc, ăn uống chán mứa, của cải thừa thãi.
Như vậy là trộm cướp chứ đâu phải là hợp đạo” (ch.53).
Trong Đạo Đức kinh chỉ có mỗi chương đó là giọng gay gắt.
Lão tử cũng như Khổng tử, Mặc tử, thực tâm thương dân và mỗi nhà đưa ra
một giải pháp cứu dân. Khổng bảo phải “chính danh”, Mặc bảo phải “kiêm
ái”.
Lão tử cho rằng xã hội sở dĩ loạn, dân sở dĩ khổ là vì không sống theo đạo,
không thuần phác, quả dục; do đó mà sinh ra tham lam, chém giết nhau. Vậy
bậc thánh nhân (ông dùng chữ này để trỏ bậc vua chúa biết giữ đạo) phải làm
sao cho dân “phản phác” trước hết.
Muốn vậy, chính họ phải giữ cái “phác”. Giữ cái “phác” để điều khiển trăm
quan:
“Thánh nhân giữ thuần phác mà điều khiển trăm quan, cho nên người giỏi
trị nước không chia cắt chi li.” (ch.28).
Giữ được cái phác thì vạn vật sẽ tự động qui phục:
“Đạo vĩnh viễn không có tên, chất phác, tuy ẩn vi mà thiên hạ không ai coi
thường nó được. Các bậc vương hầu biết giữ nó, thì vạn vật sẽ tự động qui