LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 100

làm (vô bất vi – vì vạn vật nhờ nó mà sinh, mà lớn); bậc vua chúa giữ được

đạo thì vạn vật sẽ tự biến hóa”.

[71]

Công dụng của vô vi lớn như vậy vì nhà cầm quyền đồng hoá với đạo rồi

hướng dẫn dân cũng đồng hoá với đạo. Điều đó ít ai bì kịp. (ch.43).

(Xin coi lại tiết: Triết lí vô vi – cuối chương II ở trên).

Chính sách vô vi

Bước đầu của vô vi là giảm thiểu, Lão tử gọi là tổn.

Chương 48:

…Theo đạo thì mỗi ngày một giảm. Giảm rồi lại giảm cho tới mức vô vi

(Vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn, dĩ chí vô vi).

Chúng ta nhớ một qui luật của đạo là “tổn hữu dư”. Mà chính sách thời đó

phiền hà quá, nhiễu sự quá. Cho nên Lão tử bảo phải thu hẹp phạm vi chính

sự lại cho đến cái mức tối thiểu.

Chỉ cần thoả mãn những nhu cầu tự nhiên của con người thôi:

Chính trị của thánh nhân là làm cho dân: lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, tâm

chí thì yếu (không ham muốn, không tranh giành), xương cốt thì mạnh.

Khiến cho dân không biết, không muốn, mà bọn trí xảo không dám hành

động. Theo chính sách “vô vi” thì mọi việc đều trị” (ch.3).

Còn những cái khác như ngũ sắc, ngũ âm, ngũ vị, những vật quí… đều có

hại, đều phải bỏ hết (ch.12 đã dẫn).

Lão rất ghét những vàng bạc châu báo mà ông gọi là “nan đắc chi hoá”, cho

nên chương 3 và chương 64, ông dặn đi dặn lại: “bất quí nan đắc chi hoá” để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.