LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 127

nín thở đi. Bạn sống được mấy phút? Hoặc nếu bạn nghĩ thở ra là quan trọng hơn,
vậy cứ thở ra và đừng hít vào nữa.

Đối với tôi, giáo lý của Phật đơn giản là lẽ đúng đắn. Phật đã nhìn thấy sự

liên tục của sinh và tử, sinh và tử. Và Phật đã dạy rằng: “Ai nhìn thấy lẽ trống
không (tính không), thần chết không thể bắt tới mình”.
Cái chết không còn tác
động đến ta nữa. Bởi vì sao? Bởi vì chẳng còn cái “ta” nào nữa để bị chết, để bị
‘bắt chết’.

Cái thân-tâm ta đang ngồi đây được Đức Phật gọi là đống uẩn (khandha)—

đó là tập hợp (uẩn) về vật chất: sắc thân và bốn tập hợp về tinh thần: cảm giác,
nhận thức, ý nghĩ
tâm thức. [Sắc, thọ, tưởng, hành, thức]. Tập hợp vật chất
(thuộc thân) và bốn tập hợp về tinh thần (thuộc tâm) đó tạo nên một ‘con người’
của chúng ta. Thực sự, ‘con người’ chỉ là sự cấu tạo của năm uẩn như vậy. Cái
‘người’ ở đâu? Nếu nói phân tách theo cách khác, cái ‘con người’ chỉ là một đống
đất, nước, khí, nhiệt, và bốn yếu tố này đã được gọi là một ‘con người’. Thần
chết không thể đuổi bắt một con người. Thần chết chỉ đuổi bắt bốn yếu tố đất,
nước, khí, nhiệt khi chúng tan rã. Chẳng có cái ‘con người’ nào được tìm thấy
trong đống tan rã đó. (Giống như khi đập nát cây sáo để tìm tiếng sáo, ta chẳng
bao giờ thấy tiếng sáo nào trong đó).

Như vậy ta nhận ra thân này chỉ là trống không (chỉ là sự kết hợp tạm bợ của

các yếu tố tứ đại, còn kết hợp thì còn thân, hết kết hợp thì tan rã. Chỉ là vậy thôi,
chứ không phải là một ‘con người’ cố định hay một cái ‘ta’ nào cả). Sau khi đã
biết thân này chỉ là trống không thì ta còn bám víu vào nó làm gì. Ta không còn
bám chấp vào thân thì thần chết đâu còn với đến ta được nữa. Ta không chết!
Đúng không? Không có cái ‘ta’ thì đâu có ai chết. Đức Phật nói về sự vô ngã
(anatta): sự không có một cái ‘ta’ cố định. Nhưng khi nghe điều này, quý vị nên
nghe cho thật rõ ràng. Theo ý nghĩa đích thực của vô ngã (anatta), tìm đâu ra cái
‘con người’? Chỉ có năm tập hợp đất, nước, khí, nhiệt—sự trống không. (Trong
đó chỉ là tính không, không có một linh hồn hay một cái ta hay bản ngã nào trong
đó cả. Giống như một cái máy vi tính. Nó chỉ là gồm những yếu tố là xác máy và
bộ nhớ. Nó còn chạy, thì gọi là máy tính. Đến khi nó hư cũ và gãy bể, không còn
cái ‘máy tính’ nào cả). Vậy đó. Mọi thứ đều là trống không. Nhưng chúng ta tạo
ra những quy ước để khái niệm và đặt tên những đống đó là ‘ta’, ‘của ta’, và từ
đó bám vào đó, dính chấp vào đó, khổ tâm với nó. Rồi đến khi những mớ đất,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.