LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 128

nước, khí, nhiệt đó tan rã, ta (thấy mình bị) chết, bởi do ta đã áp đặt cái ‘ta’ vào
trong những mớ đó. Những mớ đó là trống không, nhưng chúng ta không coi là
trống không mà coi đó là cái ‘ta’ của mình, và do vậy có cái ‘ta’ bị chết, nên
chúng ta khóc than và tuyệt vọng vì cái chết. Phật đã dạy đó chỉ là những yếu tố
tứ đại. Sự sinh của chúng ta chỉ là do sự kết hợp những yếu tố đó. Khi những yếu
tố đó tan rã, cái chết chẳng ảnh tưởng gì đến chúng ta nếu chúng không còn bám
chấp vào những thứ đó nữa.

Thử nghĩ đến một ấu trùng sau đó trở thành con ong. Khi con ong hình

thành, nó bỏ lại cái vỏ ống trống không. Con ong ở đâu? Khi chúng ta nhìn vào
vỏ ống, chúng ta chẳng thấy ong đâu. Con ong không còn bám trú ở trong ‘đống’
vỏ ống đó nữa.

Do vậy, Phật đã dạy phải dẹp bỏ những thứ về cái ‘ta’. Nếu chúng ta hiểu

được đó chỉ là cái ‘ta’ do quy ước chứ không phải là một cái ta đích thực, thì mọi
vấn đề khó khổ sẽ chấm dứt ở đây. Đó không phải là những khó khổ cần được
giải quyết mà đích thực không cần giải quyết gì cả. Bởi vì đâu còn cái ‘ai’ giải
quyết những khó khổ, nên đâu còn những khó khổ nào nữa. Nếu chúng ta hiểu
được một cách rõ ràng như vậy, sự sống của chúng ta sẽ không còn phải xoay sở,
tranh đấu, bất mãn, khổ sở; không còn sân si.

Phật đã dạy phải suy xét về tính có-điều-kiện (tính hữu vi, sankhara) và tính

vô thường của thân và tâm chúng ta để biết rõ thân và tâm đích thực là gì. Chỗ
này là trí tuệ, và chỗ này là chỗ chúng ta thay đổi cách nhìn cố hữu về một cái
‘ta’, chúng ta không còn chấp thủ vào một ‘cái ngã không có thực’ nữa. (Cái ‘ta’
là không có thực, chỉ là hữu vi, giả lập, là do sự kết hợp của những yếu tố tự
nhiên, còn duyên hợp thì còn, hết duyên hợp thì tan rã. Không có cái ‘ta’ nào bên
trong tấm thân-tâm này cả). Ngắn gọn hơn, chúng ta có thể nói rằng: chẳng có cái
‘ta’ nào để bị chết cả. Nếu chúng ta gỡ bỏ sự chấp thủ vào cái ‘ta’ (dẹp bỏ ngã
chấp), thì cái chết chỉ đơn giản là sự tan rã của bốn mớ yếu tố đất, nước, khí,
nhiệt mà thôi.

Chuyện kể về ngài Xá-lợi-phất (Sariputta) khi đang chỉ dạy cho một học trò

là Tỳ kheo Gunamantani. Gunamantani chuẩn bị đi tu theo lối du hành. (Giống
như Đức Phật và tăng đoàn thời đó và giống như truyền thống tu du hành
(tudong) ở Thái Lan, các tu sĩ luôn di chuyển, khất thực mỗi ngày, thuyết pháp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.