LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 165

giết cái ‘tâm’ của nó. Tâm có thể nghĩ sướng hoặc nghĩ khổ - nghĩ về đủ thứ! Nó
không ổn định. Nếu chúng ta không có trí tuệ nên tin rằng tâm này là của ta, thì
nó sẽ luôn luôn đánh lừa ta liên tục. Và ta thì cứ sướng, khổ, khổ sướng liên tục
vì mọi thứ, cứ như con rối bị nó giựt dây liên tục trong từng giây khắc.

Tâm này là thứ không chắc chắn. Thân này không chắc chắn. Cả hai thứ đều

luôn biến đổi, vô thường. Hai thứ cộng lại trở thành nguồn khổ đau. Cả hai thứ
đều không có, không chứa, không phải là một cái ‘ta’, ‘bản ngã’, hay một ‘con
người’ nào cả. Như Phật đã chỉ rõ, thân tâm này không phải là một ‘con người’,
hay một ‘cá thể’, hay một ‘linh hồn’ cố định, cũng không phải là ‘ta’, ‘ông A’,
hay một ‘người’ nào cả. Chúng chỉ là những thứ: đất, nước, gió, lửa mà thôi. Chỉ
là những yếu tố tứ đại!

Khi tâm nhìn thấy điều này, nó không còn nghĩ hay nắm giữ cái ‘ta’, không

còn những ý nghĩ như ‘ta’ tốt, ‘ta’ đẹp, ‘ta’ xấu, ‘ta’ khổ, ‘ta’ sướng, ‘ta’ có, ‘ta’
như vầy, ‘ta’ như vậy...nữa. Tất cả quan niệm về một cái ‘ta’ (ngã chấp) và những
điều liên quan đến ý niệm về cái ‘ta’ (thân kiến, ngã kiến) đều không còn nữa.

(Vì sao? Vì tâm đã nhìn thấy được thân này và tâm này không phải là một

thứ gì cố định và thường hằng cả. Tâm này và thân này sau một giây khắc chúng
đã khác rồi, nên không thể nói rằng có một cái ‘ta’ cố định bên trong thân này và
tâm này).

Và khi đã nhìn thấy được điều này và hiểu được bản chất vô-ngã của thân

tâm, ta sẽ nếm trải một trạng thái hòa hợp bình đẳng với tất cả mọi người, bởi ta
đã nhìn thấy tất cả nhân loại về căn bản là như nhau. (Thân tâm của mọi người
đều như nhau, cũng đều vô thường, khổ và vô ngã). Không có một cái ‘ta’ nào:
vô ngã. Đó chỉ là những yếu tố tứ đại mà thôi.

Khi chúng ta quán xét và nhìn thấy sự vô thường, khổ, và vô ngã, thì lúc đó

không còn quan niệm có một cái ‘ta’, một ‘con người’, ‘ta đây’, ‘ông ấy’, ‘chị
ấy’... riêng biệt nào cả, không còn ‘ngã chấp’. Cái tâm mà nhìn thấy (giác ngộ)
được sự thật này sẽ khởi sinh ra sự từ bỏ, sự chán bỏ (nibbidā), nó không còn mê
chấp vào tấm thân giả lập và giả tạm này nữa. Tâm sẽ nhìn thấy tất cả mọi sự thể
đều chỉ là thứ vô thường, khổ và vô ngã.

Lúc đó tâm dừng lại. Tâm là Giáo Pháp. Tham sân si sẽ dần dần giảm bớt,

giảm bớt cho đến cuối cùng chúng không còn nữa, chỉ còn lại cái tâm—đó là cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.