LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 210

Khi tu tập, chúng ta nhận thấy sự mong cầu này là sự tham đắm hoặc sự

hành xác. Đây chính là chỗ xung khắc mà vị thầy của chúng ta, Đức Phật, cũng
đã từng bị dính; đây là chỗ khó khăn, chỗ dính danh, tiến thoái lưỡng nan. Ban
đầu, Phật đã tu theo nhiều cách tu để rồi chỉ kết thúc bằng hai cực đoan như vậy.
Và thời bây giờ chúng ta cũng bị dính y như vậy. Chúng ta vẫn còn dính vào hai
mặt đối đãi (nhị nguyên), cứ chạy theo hai cực đoan, và rốt cuộc chúng ta cứ trồi
lên, sụt xuống, liên tục bị rớt ra khỏi con đường Đạo.

Tuy nhiên, đó là cách chúng ta phải trải qua lúc đầu tu tập. Chúng ta bắt

đầu là những kẻ phàm tục, là những chúng sinh với đầy ô nhiễm bất thiện, với sự
mong cầu không có trí tuệ đi kèm, với sự mong muốn mà không có sự hiểu biết
đúng đắn. Nếu chúng ta không có sự hiểu biết đúng đắn (chánh kiến) thì hai thứ
mong cầu nói trên sẽ cản trở chúng ta. Cho dù mong cầu hay không mong cầu, đó
cũng là dục vọng (tanhā). Nếu chúng ta không hiểu biết đúng về hai điều đó thì
chúng ta sẽ không biết xử lý khi chúng khởi sinh. Chúng ta sẽ cảm thấy đi tới
cũng sai mà đi lùi lại cũng sai, và nhưng cũng không thể dừng lại. Chúng ta làm
gì cũng thấy mình thêm mong muốn này nọ. Đó là do thiếu trí tuệ và do dục
vọng.

Ngay chính chỗ này, chỗ mong cầu và không mong cầu này, mà chúng ta có

thể hiểu được Giáo Pháp. Giáo Pháp mà chúng ta đang tìm kiếm đang có mặt ở
ngay đây, nhưng chúng ta không nhìn thấy nó. Hơn nữa, chúng ta kiên nhẫn nỗ
lực để dừng tham muốn. Chúng ta muốn mọi thứ phải như vầy, như vậy, và
không được khác đi. Hoặc chúng ta muốn mọi thứ không được như vầy, không
được như vậy, và phải như cách khác. Thực sự hai cách mong muốn đều như
nhau. Chúng chỉ là hai mặt của sự đối đãi. (Chúng ta muốn tâm được bình an và
muốn tâm không bị ngu mờ chỉ là cách ‘muốn’ như nhau; muốn được giải thoát
và không muốn bị khổ là cách ‘muốn’ như nhau).

Có lẽ chúng ta không nhận ra rằng Phật và các vị thánh đệ tử cũng đã từng

có loại mong muốn như vậy. Tuy nhiên, Phật hiểu rõ về sự mong cầu và không
mong cầu. Phật hiểu được chúng chỉ là hành vi của tâm, chúng chỉ là những thứ
chớp nhá, khởi sinh và biến mất. Những loại mong muốn đó diễn ra liên tục suốt
thời gian. Khi có trí tuệ, chúng ta không nhận lầm mình với những sự mong
muốn đó—chúng ta không bị dính mắc vào chúng. Dù đó là mong cầu hay không
mong cầu, chúng ta chỉ đơn giản nhìn nó như vậy. Về thực tại, nó chỉ là hành vi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.