LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 212

nghiệm hàng ngày của ta. Chúng ta dùng kiến thức mà mình đã có được, kiến
thức có được từ những kinh nghiệm hàng ngày. Loại kiến thức này là tự nhiên đối
với tâm. Đúng thực ra, dù chúng ta có học về loại kiến thức này hay không,
chúng ta đã có sẵn thực tại của tâm ngay tại đây rồi. Tâm là tâm cho dù chúng ta
có học về nó hay chưa. Đó là lý tại sao chúng ta vẫn thường nói rằng dù Đức Phật
có sinh ra trên thế gian này hay không thì mọi thứ vẫn diễn ra nhưng chúng là.
Mọi thứ đều có mặt theo lẽ tự nhiên của chúng. Lẽ tự nhiên là tất hữu, nó không
thay đổi hay khác đi cho dù có Phật hay không có Phật khám phá ra nó. Đó chỉ là
cách tự nhiên của tự nhiên, của mọi pháp. Lẽ thật này được gọi là chân lý, tức
chân pháp (Sacca Dhamma). Tuy nhiên, nếu ta chúng ta không hiểu biết về chân
pháp, thì chúng ta không thể nào chứng ngộ chân pháp.

Vậy chúng ta cứ quán niệm theo cách như vậy. Nếu cúng ta không giỏi về

kinh điển, chúng ta cứ lấy tâm mình để học và đọc hiểu nó. Cứ quán niệm một
cách liên tục [nguyên văn nói: cứ nói chuyện với bản thân mình] và sự hiểu biết
về bản tính tự nhiên của tâm sẽ dần dần tăng lên. Đừng cố ép, đừng thúc ép thứ
gì.

Nỗ Lực Chuyên Cần

Cho đến khi nào chúng ta có khả năng dừng tâm lại, cho đến khi chúng ta

đạt đến sự tĩnh lặng, tâm vẫn cứ tiếp diễn theo cách xưa nay của nó. Đó là lý do
các sư thầy thường nói: ''Cứ tu, cứ tiếp tục tu tập!''. Có thể chúng ta nghĩ rằng:
''Nếu ta chưa hiểu, làm sao ta tu được?''. Nhưng nếu chúng ta không chịu tu tập
một cách đúng đắn thì trí tuệ không khởi sinh (nên cũng chẳng hiểu biết gì về sự
tu tập của mình sẽ đi đến đâu). Do vậy, chúng tôi vẫn cứ khuyên mọi người hãy
tu tập và chuyên cần tu tập. Nếu chúng ta tu tập liên tục không ngừng, thì chúng
ta sẽ bắt đầu nghĩ về việc mình đang tu cái gì. Chúng ta bắt đầu xem xét về việc
tu tập.

Chẳng có gì xảy ra nhanh chóng, nên lúc đầu tu tập chúng ta không thể thấy

được ngay kết quả. Việc tu tập phải kiên trì và liên tục giống như người xưa cọ
sát hai thanh tre khô cho đến khi tạo ra lửa vậy. Tôi thường dùng ví dụ đó để dạy
về cách tu. Người xưa nhìn thấy lửa bên trong các thanh tre khô. Nhưng nếu
người ấy cố sức, vội vã cọ sát các thanh tre, lửa không phát sinh nhanh. Rồi nếu
người ấy ngừng tay, sau đó lại cọ sát lại, thì cũng không tạo ra lửa, bởi khi ngừng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.