LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 213

tay gián đoạn người ấy phải bắt đầu lại với hai thanh tre nguội lạnh, và tất cả bắt
đầu lại từ số không. Người xưa phải rất kiên nhẫn, cọ sát liên tục các thanh tre
khô, không ngừng, đều đặn, cho đến khi các thanh tre tích nhiệt và tạo ra lửa.

(Việc tu tập cũng vậy, nếu người tu vội vã, nôn nóng, thúc ép thì không tạo

ra kết quả gì. Nếu người tu tu không chuyên cần, không liên tục, lúc tu lúc không,
thì cũng chẳng tạo ra được kết quả gì. Chỉ có người tu chuyên cần, đều đặn, liên
tục, không gián đoạn thì đến một lúc nào đó người ấy đạt đến kết quả, trí tuệ khởi
sinh).

Ai cũng mong muốn có được lửa nhanh, nhưng giục tất bất đạt. Loại kinh

nghiệm này làm cho các thiền sinh nản chí tu tập, và do vậy họ cứ bất an thay đổi
cách tu tập này sang cách tu tập khác. Và loại kinh nghiệm này cũng giống kinh
nghiệm của chúng tôi. Ai cũng trải qua vậy. Tại sao? Tại vì chúng ta đều vẫn còn
dính sâu trong những ô nhiễm. Phật ngày xưa cũng có những ô nhiễm, nhưng
Phật có nhiều trí tuệ về chuyện này. Khi còn là những người phàm chưa giác ngộ,
Phật và các vị A-la-hán thì cũng như chúng ta. Khi chúng ta còn là kẻ phàm phu
thì chúng ta chưa nghĩ một cách đúng đắn. Do vậy, mỗi khi có tham muốn khởi
sinh thì chúng ta không nhìn thấy nó, và khi không có tham muốn khởi sinh
chúng ta cũng không nhìn thấy nó. Lúc thì chúng ta cảm thấy động vọng, lúc thì
ta cảm thấy hài lòng. Khi chúng ta không có tham muốn, chúng ta có một kiểu
hài lòng nhưng chúng ta cũng có một kiểu ngu mờ. Khi có tham muốn, nó có thể
là sự hài lòng hoặc là sự ngu mờ. Tất cả cứ lẫn lộn qua lại như vậy.

Hiểu Biết Mình và Hiểu Biết Người

Đức Phật dạy chúng ta quán xét về thân, ví dụ: tóc, lông, móng, răng,

da...toàn bộ cơ thể. Hãy nhìn thử! Chúng ta được dạy phải xem xét điều tra ngay
tại chỗ này. Nếu chúng ta không nhìn thấy một cách rõ ràng những bộ phận đó
ngay trong thân của mình, thì ta cũng chẳng hiểu biết gì về người khác. Chúng ta
nhìn thấy gì về người khác và bản thân mình. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu biết
và nhìn thấy rõ ràng bản chất của thân ta, thì sự nghi ngờ và nghi vấn về người
khác sẽ không còn. Điều này là bởi thân và tâm (sắc và danh, rūpanāma) của
mọi người là tương tự như nhau, cùng một loại. Không cần phải đi xem xét, mổ
xẻ người khác thì mới hiểu về họ, ta biết họ cũng giống như ta mà thôi, nếu ta
hiểu biết rõ về bản thân ta. Nếu ta có loại hiểu biết như vậy, gánh nặng của ta sẽ
vơi nhẹ đi. Không có loại hiểu biết này, tất cả mọi sự chúng ta làm đều làm cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.