LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 215

thực ra có cùng dược chất, ví dụ chất paracetamol, chúng chỉ khác nhau về tên
gọi, nhãn hiệu, hình dáng viên thuốc. Thực ra chúng chẳng khác nhau.

Các thầy sẽ thấy rằng cách nhìn này sẽ càng ngày càng dễ hơn khi các thầy

biết quy về một mối để quán xét. Chúng tôi gọi điều này là ''cảm giác được cách
tu của mình
'' (“bắc” được cách tu), và đó là cách chúng ta bắt đầu tu tập. Chúng
ta sẽ trở nên thiện thạo tu tập như vậy. Chúng ta cứ tu, liên tục tu cho đến khi nào
sự hiểu biết này khởi sinh, và khi sự hiểu biết này khởi sinh, chúng ta có thể nhìn
thấy hiện-thực một cách rõ ràng.

Lý Thuyết và Thực Hành

Do vậy, chúng ta tiếp tục thực hành cho đến khi chúng ta có một cảm giác về

điều đó. Sau một thời gian, tùy thuộc vào những căn cơ và khả năng của mỗi
người, một loại hiểu biết mới sẽ khởi sinh. Điều này chúng ta gọi là sự điều tra về
mọi sự, sự điều tra các pháp (trạch pháp, dhamma-vicaya), và đây là một trong
bảy yếu tố giúp giác ngộ (thất giác chi) khởi sinh trong tâm. Điều tra pháp là một
yếu tố trong bảy yếu tố đó. Các yếu tố khác là: chánh niệm, năng lực tinh tấn,
hoan hỷ, tĩnh lặng, chánh định và buông xả.

Nếu chúng ta học về bảy yếu tố giúp giác ngộ thì chúng ta biết kinh sách

viết gì nói gì, nhưng chúng ta không thể nào thấy được những yếu tố giác ngộ
đích thực là gì. Những yếu tố giác ngộ đích thực khởi sinh ở trong tâm. Do vậy,
Phật đã chỉ cho chúng ta tất cả những giáo lý khác nhau. Tất cả các bậc giác ngộ
đều dạy con đường thoát khỏi khổ và những lời dạy của họ đã được ghi chép lại
được gọi là những giáo lý. Và những giáo lý đó được rút ra từ việc thực hành,
nhưng sau khi được ghi chép lại thì chúng chỉ là sách vở.

Những yếu tố giác ngộ đích thực đã biến mất bởi chúng ta không biết về

chúng bên trong chúng ta, chúng ta không nhìn thấy chúng bên trong tâm chúng
ta. Nếu chúng có khởi sinh thì khởi sinh từ việc tu tập, thực hành. Mà nếu chúng
khởi sinh từ việc tu tập thì chúng là những yếu tố dẫn đến giác ngộ Giáo Pháp và
chúng ta có thể coi sự khởi sinh đích thực của chúng là dấu hiệu xác định việc tu
tập của chúng ta là đang đúng hướng. Nếu chúng ta tu tập không đúng đắn,
những yếu tố giác ngộ đó chẳng bao giờ khởi sinh.

Nếu chúng ta tu tập đúng đắn, thì chúng ta có thể nhìn thấy Giáo Pháp. Do

vậy, chúng tôi nói rằng cứ tu, cứ tu tập liên tục, và dần dần “cảm giác được cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.