LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 217

vẻ như mu bàn tay không có; nếu úp bàn tay thì có vẻ như lòng bàn tay không có.
Thực ra, mu bàn tay không biến mất, nó chỉ bị che khuất bên dưới bàn tay.
Nhưng khi chúng ta nói chúng ta không nhìn thấy nó, điều đó không có nghĩa là
nó không có hay biến mất, nó chỉ nằm khuất bên dưới mà ta không nhìn thấy. Khi
trở bàn tay lại, thì điều tương tự cũng xảy ra với lòng bàn tay; ta chỉ nhìn thấy mu
bàn tay, và tưởng rằng lòng bàn tay không có hay biến mất; thực ra lòng bàn tay
chỉ bị che khuất bên dưới mà thôi.

Chúng ta nên ghi nhớ trong tâm điều này khi chúng ta suy xét về sự tu tập

của mình. Nếu chúng ta nghĩ sự tu tập của mình “không có” hay “biến mất”,
chúng ta sẽ từ bỏ thực hành và chuyển sang tu học theo giáo lý để mong có kết
quả. Nhưng dù các thầy có tu học về Giáo Pháp đến đâu, thì các thầy cũng chẳng
hiểu biết gì, bởi các thầy sẽ không hiểu biết đúng theo sự thật. Nếu chúng ta thực
sự hiểu biết bản chất đích thực của Giáo Pháp, thì điều đó sẽ dẫn chúng ta đạt đến
sự buông bỏ. Cốt lõi ở đây là sự buông bỏ, sự phá bỏ những kiến chấp và dính
mắc (upādāna), không còn dính mắc, không còn chấp thủ nữa; hoặc nếu còn ít
nhiều dính mắc thì nó sẽ càng ngày càng ít đi, ít đi, phai biến đi. Đó là sự khác
biệt giữa hai cách tu học giáo lý và cách tu tập giáo lý. (Một cái là học giáo lý để
mong hiểu biết Giáo Pháp; một cái là thực hành Giáo Pháp để tự tâm hiểu biết
Giáo Pháp. Sự hiểu biết thứ hai nếu có được là sự hiểu biết dẫn đến sự buông bỏ).

Khi chúng ta nói về học, chúng ta có thể hiểu nôm na như vầy: mắt là một

đề tài để học, tai là một đề tài để học— mọi thứ là đề tài để học. Chúng ta có thể
biết hình sắc là như vầy và như vậy, nhưng chúng ta vẫn dính mắc vào sắc và
không biết đường thoát ra. Chúng ta có thể phân biệt âm thanh, nhưng chúng ta
vẫn dính mắc vào nó (hay, dở, ồn, êm dịu...). Những hình sắc, âm thanh, mùi
hương, mùi vị, những chạm xúc và những tâm tưởng đều là cái bẫy bắt dính tất cả
chúng sinh vào chúng.

Điều tra, suy xét về những thứ đó là cách tu tập Giáo Pháp của chúng ta ở

đây. Khi có một cảm giác (thọ) khởi sinh, chúng ta dùng sự hiểu biết để trân
trọng nó. Nếu chúng ta có tu học giáo lý bài bản, chúng ta sẽ lập tức chuyển tâm
qua nó và nhìn xem nó khởi sinh ra sao, từ đâu, rồi trở thành cái gì, như vầy, như
vậy...vân vân. Còn nếu chúng ta không học giáo lý bài bản, thì chúng ta cứ để cho
cái tâm tự nhiên xử lý với cảm thọ đó. Chỗ này là Giáo Pháp của chúng ta. Nếu
chúng ta có trí tuệ, chúng ta có thể xem xét cái tâm tự nhiên này của chúng ta và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.