LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 218

dùng nó như một đối tượng để học. Đó cũng là một cách như nhau. Cái tâm tự
nhiên của chúng ta là lý thuyết. Phật đã dạy chúng ta đón nhận tất cả mọi ý nghĩ
và cảm thọ khởi sinh và điều tra suy xét về chúng. Dùng cái thực-tại của cái tâm
tự nhiên của chúng ta làm lý thuyết. Chúng ta dựa vào thực-tại đó.

(Tâm tự nhiên xử lý theo cách của nó khi nó có một ý nghĩ hay cảm thọ. Ta

cứ nhìn theo nó, lấy cái tâm tự nhiên đó để làm đề mục quán xét (thiền quán).
Chúng ta cứ khách quan quan sát cái tâm tự nhiên đó hành vi theo cách tự nhiên
của nó).

Thiền Minh Sát (Vipassanā)

Nếu chúng ta có lòng tin thì dù chúng ta có học hiểu về giáo lý hay không,

điều đó không thành vấn đề. Nếu cái tâm tin-tưởng của chúng ta dẫn dắt chúng ta
đến việc tu hành, dẫn dắt chúng ta thường xuyên tu dưỡng năng lực tinh tấn và
tính kiên nhẫn, thì có học giáo lý hay không không là vấn đề. Chúng ta có sự
chánh niệm là nền tảng cho việc tu tập của mình. Chúng ta chánh niệm vào tất cả
mọi tư thế của thân, dù đang ngồi, đang đứng, đang đi, hay đang nằm. Và nếu có
sự chánh niệm (sati) thì sẽ luôn có sự hiểu biết rõ ràng (sampajañña, tự tỉnh giác)
đi theo nó. Sự chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng sẽ cùng khởi sinh với nhau. Tuy
nhiên, chúng khởi sinh rất nhanh, chúng ta khó mà nói chúng là riêng nhau.
Nhưng, khi nào có mặt sự chánh niệm, thì khi đó có mặt sự hiểu biết rõ ràng.

Khi tâm chúng ta vững vàng và ổn định, sự chánh niệm sẽ có mặt nhanh

chóng và dễ dàng, và lúc đó cũng là lúc chúng ta có trí tuệ. Mặc dù vậy, đôi lúc
trí tuệ không có đủ hoặc không khởi sinh đúng lúc. Nhiều lúc có mặt sự chánh
niệm và sự hiểu biết rõ ràng, nhưng chỉ riêng hai thứ đó thì không đủ để kiểm
soát tình huống. Thông thường, nếu sự chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng là một
nền tảng của tâm, thì trí tuệ sẽ có mặt ở đó để trợ giúp. Tuy nhiên, chúng ta cần
phải tu dưỡng trí tuệ đó một cách đều đặn, liên tục bằng phương cách thiền minh
sát. Về thực hành là, bất kỳ sự gì khởi sinh trong tâm có thể là đối tượng của
chánh niệm và của sự hiểu biết rõ ràng. Nhưng chúng ta phải nhìn thấy đúng theo
lẽ thật ‘vô thường, khổ và vô ngã’ (anicca, dukkha, anattā). Lẽ thực về vô-thường
là căn bản, là cơ sở của các lẽ thực kia. Khổ là chỉ về bản tính bất toại nguyện của
mọi sự sống. Và vô-ngã có nghĩa là không có một bản ngã, không có một tự tính
bên trong tất cả mọi hiện tượng và sự thể của sự sống. Chúng ta nhìn thấy đơn
giản chỉ là một cảm nhận khởi sinh, rằng nó không có cái bản ngã hay tự tính nào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.