LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 220

không hòa hợp với ta (không làm mình sướng, vui, dễ chịu) là sai, xấu, dở; và thứ
gì hòa hợp với ta (làm ta sướng, vui, dễ chịu) thì là đúng, tốt, hay.

Chính đây là nơi dục vọng khởi sinh. Mỗi khi chúng ta nhận kích thích

thông qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm, thì một cảm thọ thích hay không thích
khởi sinh. Điều này cho thấy tâm còn đầy những dính mắc. Do vậy, Phật đã chỉ
dạy cho chúng ta về lẽ “vô thường”. Phật chỉ cho chúng ta cách quán xét về mọi
sự thể và hiện tượng. Nếu chúng ta cứ chấp thủ vào một thứ gì là thường hằng bất
biến, thì điều đó chỉ làm chúng ta khổ mà thôi, (bởi vì làm gì có thứ gì thường
hằng bất biến trên thế gian này). Chẳng có lý do gì chúng ta cứ mong muốn có
mọi thứ như theo ý của chúng ta; chẳng có lý do gì chúng ta phải nhìn nhận mọi
sự thể theo ý thích hay không thích của chúng ta. (Mọi sự thể thì đang ở ngoài tự
nhiên, chúng đang ở trong trạng thái biến đổi tự nhiên của chúng, nhưng chúng ta
cứ bắt chúng lại, và nhận lầm chúng theo ý thích hay không thích của ta, theo dục
vọng của chúng ta. Điều đó là sai với bản chất tự nhiên thực sự của chúng). Bắt
mọi sự hay nhìn nhận mọi thứ theo ý của ta là điều không thể. Chúng ta đâu có
cái ‘quyền’ đó hay ‘năng lực’ đó. Dù chúng ta có thích thứ gì theo ý mình, thì nó
vẫn diễn ra theo cách tự nhiên của nó. Dù ta có ghét thứ gì, nó vẫn là nó, nó vẫn
có mặt và biến đổi theo đường lối tự nhiên của nó như tự bao giờ. Cứ tham muốn,
mong muốn, mong cầu, dục vọng theo kiểu như vậy thì không phải là cách để
giải thoát khỏi khổ.

Ở đây chúng ta có thể nhìn thấy cách cái tâm ngu mờ hiểu biết theo một

cách, và cách cái tâm không còn ngu mờ hiểu biết theo cách khác. Khi cái tâm có
trí tuệ đón nhận một cảm nhận, ví dụ, nó sẽ nhìn thấy đó là thứ không đáng để
dính chấp, không đáng để nắm giữ và không đáng để nhận lấy đó là cảm nhận
‘của ta’. Cách này cho thấy trí tuệ có mặt. Nếu không có trí tuệ, chúng ta chỉ đơn
thuần chạy theo sự ngu mờ của mình, (cứ chạy theo những cảm nhận đó và nhận
lầm chúng là ‘mình’). Sự ngu mờ đó là không nhìn thấy bản chất ‘vô thường, khổ
và vô ngã’ (của cái cảm nhận đó). Ngu mờ là cứ coi những thứ mình thích là tốt
và đúng; coi những thứ mình ghét là xấu và bậy. Cách như vậy chẳng bao giờ đạt
đến Giáo Pháp—trí tuệ chẳng bao giờ khởi sinh. Nhưng nếu chúng ta nhìn thấy
rõ sự ngu mờ của chúng ta thì trí tuệ khởi sinh.

Đức Phật đã thiết lập vững chắc trong tâm cách tu tập thiền minh sát và

dùng nó để điều tra quán xét tất cả những nhận thức khác nhau của tâm. Bất cứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.