LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 221

thứ gì khởi sinh trong tâm, Phật điều tra quán xét như vầy: ngay cả khi ta thích
nó, nó cũng là không chắc chắn. Nó là khổ, bởi mọi thứ đều luôn luôn khởi sinh
và biến mất không theo tác động của tâm. Tất cả mọi thứ đều không phải là ta,
không phải của ta, không thuộc về ta. Phật đã dạy chúng ta nhìn xem chúng đúng
như chúng là. Đó là nguyên lý và nguyên tắc của thiền minh sát.

Sau đó chúng ta hiểu rằng ta không thể làm gì để tạo ra những trạng thái tâm

theo ý muốn của ta. Cả trạng thái tốt và trạng thái xấu đều xảy đến. Có thứ hữu
ích, có thứ không. Nếu chúng ta không hiểu biết một cách đúng đắn về mọi thứ
thì chúng ta không thể nào phán đoán một cách đúng đắn. Do vậy, ta cứ chạy theo
dục vọng hoặc trốn chạy vì dục vọng.

Có lúc ta thấy vui, có lúc ta thấy buồn, nhưng điều đó là tự nhiên. Có lúc

chúng ta thấy hài lòng, có lúc chúng ta thấy thất vọng. Cái gì ta thích ta chấp nó
là tốt, và thứ gì ta không thích ta chấp nó là xấu. Cứ như vậy thì chúng ta càng
ngày càng tự cách xa với Giáo Pháp. Khi có điều gì xảy đến, ta không thể hiểu ra
hay nhận ra Giáo Pháp, và do vậy chúng ta cứ mãi ngu mờ về mọi thứ. Tham
muốn càng tăng bởi tâm chúng ta chẳng có gì ngoài sự ngu mờ.

Đây là cách chúng ta bàn về cái tâm. Không cần phải đi đâu xa mới hiểu

được. Đơn giản chúng ta nhìn vào tâm và thấy nó không phải là một thứ thường
hằng, ổn định, nhất quán. Chúng ta thấy nó là vô thường, và do đó là khổ và bất
toại nguyện, không phải là một ‘cái gì’ cố định (như kiểu một linh hồn như mọi
người vẫn lầm tưởng). Nếu cứ tu tập theo phương pháp này, chúng ta gọi đó là
phương pháp minh sát (có nghĩa là nhìn thấy mọi sự thể một cách rõ ràng, minh
mẫn, thấu suốt). Đó là vipassanā, là thiền minh sát. Nói nôm na hơn, đó là nhận
biết những gì có mặt trong tâm ta, và bằng cách nhận biết từng thứ có mặt trong
tâm như vậy, chúng ta phát triển trí tuệ.

Thiền Định (Samatha)

Cách tu tập thiền định của chúng ta là như vầy: chúng ta thiết lập sự tu tập

“sự chánh niệm vào hơi-thở vào ra” trở thành một nền tảng hay một phương tiện
để kiểm soát tâm. Bằng cách đặt tâm chú tâm theo luồng hơi thở, thì tâm sẽ nó sẽ
trở nên vững vàng, tĩnh lặng và tĩnh tại (mạnh mẽ, yên lặng và bất động). Cách tu
tập làm cho tâm được tĩnh lặng như vậy được gọi là thiền định (samatha). Điều
cần thiết là phải thực tập nhiều cách tu tập này, bởi tâm này luôn đầy sự động
vọng và bất an. Nó rất là ngu mờ và lầm lẫn. Rất khó nói tâm đã ngu mờ và động

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.