LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 219

trong đó, nó hiện lên rồi biến mất, nó khởi sinh và biến diệt theo cách tự nhiên
của nó. (Chẳng có ai điều khiển cái sự khởi sinh và biến mất đó). Tất cả chỉ là
vậy, sinh diệt, sinh diệt! Một số người còn ngu mờ, không có trí tuệ sẽ lỡ mất cơ
hội đó, họ không biết tận dụng cái cảm nhận sinh diệt đó để phát huy trí tuệ hiểu
biết về lẽ sinh-diệt của mọi sự sống.

Nếu trí tuệ có mặt thì chắc chắn sự chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng đang

có mặt ngay đó với nó. Tuy nhiên, trong thời gian tu tập ban đầu trí tuệ có thể
không rõ rệt, không có mặt rõ ràng. Do đó, sự chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng
chưa thể bắt kịp từng đối tượng, nhưng rồi trí tuệ sẽ có mặt để trợ giúp. Trí tuệ có
thể nhìn thấy chất lượng của sự chánh niệm đang có ở đó (mạnh hay yếu) và nhìn
thấy loại cảm thọ nào đã khởi sinh (sướng hay khổ, tham hay sân, thiện hay bất
thiện, mạnh hay yếu...). Hoặc là, nói theo cách chung nhất, dù sự chánh niệm
đang có mặt ở đó hoặc cảm thọ đang khởi sinh đó là thuộc loại gì, thì tất cả chúng
đều là Giáo Pháp.

Phật đã dùng cách tu thiền minh sát làm nền tảng của mình. Phật nhìn ra

rằng chính sự chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng đều là không chắc chắn và
không ổn định. Mọi thứ đều không ổn định, nhưng chúng ta cứ muốn mọi thứ ổn
định và trường tồn cho nên chúng ta khổ. Chúng ta cứ muốn mọi sự như theo ý
mình, rồi chúng ta phải bị khổ bởi mọi sự đâu diễn ra theo ý của mình, chúng
diễn ra theo đường lối tự nhiên của chúng. Đó là do tác động của cái tâm chưa
trong sạch, tác động của cái tâm chưa có trí tuệ.

Khi tu tập, chúng ta thường hay bị dính vào cái ý ‘muốn việc tu được dễ

dàng’, muốn sự tu tập phải theo ý muốn hay mong cầu của mình. Chúng ta không
cần đi đâu xa để hiểu được thái độ mong muốn kiểu này. Chỉ cần nhìn vào thân
này! Đó có phải là cách chúng ta muốn nó như vậy không? Một phút ta muốn nó
như vầy, phút sau ta muốn nó như kia. Nhưng, chúng ta có bao giờ có được nó
như ý muốn của ta không? Bản chất của thân và tâm của chúng ta cũng như vậy,
nó chẳng bao giờ theo ý ai. Đơn giản, nó diễn ra theo lẽ tự nhiên của nó.

Điểm này trong tu tập rất dễ bị bỏ quên. Thói thường, bất cứ thứ gì ta cảm

thấy không hòa hợp với ta, ta từ đẩy nó đi; bất cứ thứ gì không làm vui lòng
chúng ta, chúng ta chối bỏ nó, kháng cự với nó. Chúng ta không chịu dừng (tâm)
lại để suy nghĩ rằng cách mình thích hay không thích về mọi sự thể là thực sự
đúng đắn hay không! Chúng ta cứ nghĩ (chấp thủ, tà kiến, ngu mờ) rằng thứ gì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.