LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 222

vọng như vậy đã bao nhiêu năm hay bao nhiêu kiếp sống. Nếu chúng ta ngồi
xuống và quán sát chúng ta sẽ thấy có cả đống thứ làm cho tâm không bình an và
tĩnh lặng, cả đống thứ làm cho tâm lầm lẫn và ngu mờ!

Vì lẽ này, Phật đã dạy chúng ta phải tìm một đề mục thiền phù hợp với căn

cơ của mình, tìm một cách tu tập phù hợp với tính khí của mình. Ví dụ, việc ngồi
quán sát liên tục về những bộ phận của thân này: tóc, lông, móng, răng và da, là
một cách làm cho tâm rất tĩnh lặng. Tâm có thể rất bình an với cách tu tập này.
Nếu việc quán niệm về năm bộ phận đầu tiên đó của tâm giúp tâm được bình
lặng, thì năm bộ phận đó hẳn là những đối tượng phù hợp cho việc quán niệm đối
với căn cơ của ta. Cái gì phù hợp theo cách như vậy thì chúng ta có thể coi đó là
cách tu tập của mình và dùng nó để chinh phục những ô nhiễm trong tâm. (Nếu
làm cho tâm được bình lặng và bất động, thì trước nhất ta có thể khống chế
những ô nhiễm không còn khởi sinh trong tâm. Đó là giá trị của thiền định).

Một ví dụ khác, theo kinh mà Phật đã chỉ dạy, đó là cách quán niệm hay

quán tưởng về sự chết. Đối với những ai còn quá nặng tham, sân, si, khó ở, khó
chịu với mọi thứ và mọi người, người đó nên lấy đề tài cái chết làm đề mục để
thiền. Chúng ta đi đến hiểu biết mọi người đều phải chết, dù ai giàu hay nghèo,
dù ai tốt hay xấu. Tất cả mọi người đều phải chết! Tu tập cách đó giúp hiểu biết
về lẽ thực này sẽ giúp khởi sinh sự chán bỏ, sự không còn tham chấp vào cuộc
đời này nữa. (Không còn bảo vệ cái ‘ta’ và chiến đấu bằng mọi giá cho cái ‘ta’
đoản mệnh này nữa). Càng tu tập (thiền quán) về lẽ thực này, tâm càng được tĩnh
lặng. Đó là nhờ có cách tu tập phù hợp và đúng đắn. Nếu cách thiền định (đối
tượng, đề mục thiền) không phù hợp với căn cơ của chúng ta, thì nó sẽ không tạo
ra thái độ chán bỏ hay từ bỏ. (Ví dụ thiền về sự chết mà người thiền vẫn không
“thấm nhuần” lẽ thực về cái chết thì làm sao người ấy chịu buông bỏ tham, sân, si
hoặc chịu chán bỏ cái ‘ta’ và những cái ‘của ta’). Nếu đối tượng thiền là đúng
phù hợp với ta thì sự chán bỏ sẽ khởi sinh thường xuyên, không mấy khó khăn,
và chúng ta sẽ luôn suy nghĩ và thấm nhuần về sự chán bỏ đó.

Về chỗ này, ta có thể nhìn thấy trong sự sống hàng ngày. Khi những Phật tử

tại gia mang đồ ăn đến chùa cũng dường cho các tăng, chúng tôi nếm tất cả các
món để biết những món nào chúng tôi thích. Và sau đó chúng tôi biết món nào
phù hợp nhất với khẩu vị của chúng tôi. Ví dụ này, chúng tôi chọn những món
chúng tôi thích, và sau đó chúng tôi chọn ra món nào là thích hợp nhất. Lúc đó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.