LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 216

tu của mình” thông qua sự tìm hiểu, điều tra các pháp. Ta cảm giác được việc tu
tập của mình bằng việc trạch pháp liên tục. Tìm hiểu, suy xét, quán xét liên tục
ngay chỗ này, trong thân tâm này, đừng nghĩ sẽ tìm thấy gì ở nơi khác.

Một trong những đệ tử thâm niên của tôi đã từng học tiếng Pali ở một chùa

trước khi đến đây tu. Thầy ấy đã không học giỏi tiếng Pali ở chùa đó nên thầy ấy
nghĩ rằng chỉ có những người ngồi thiền mới có thể nhìn thấy và hiểu biết mọi
pháp, do vậy thầy ấy đến đây tu thiền theo cách ở đây. Thầy ấy đến chùa Wat Pah
Pong này với ý định ngồi thiền để sau đó có khả năng dịch các kinh điển Pali.
Thầy ấy nghĩ như vậy. Tôi giải thích cách tu tập ở đây là vậy, nhưng thầy ấy hiểu
lầm ý tôi hoàn toàn. Thầy ấy nghĩ rằng ngồi thiền là dễ dàng và sẽ nhìn thấy mọi
pháp một cách rõ ràng.

Nếu chúng ta nói về sự hiểu biết Giáo Pháp thì các tăng ni học giáo lý và các

tăng ni thực hành đều dùng những ngôn từ giống nhau. Nhưng sự hiểu biết thực
sự từ việc học giáo lý kinh điển và từ việc tu tập thực hành không phải là giống
nhau, cái thứ hai là sâu sắc hơn. Đó là sự hiểu biết từ việc tu tập thực hành, nó
sâu sắc hơn sự hiểu biết từ giáo lý. Sự hiểu biết từ việc tu hành dẫn đến sự từ bỏ,
sự buông bỏ. Chúng ta đeo đuổi việc tu tập cho đến khi đạt đến sự buông bỏ hoàn
toàn—khi nào còn chưa đạt đến đó, chúng ta vẫn kiên trì quán xét, quán niệm,
thiền quán như vậy. Nếu tham, sân và ghét khởi sinh trong tâm, chúng ta không
làm ngơ với chúng. Chúng ta không rời bỏ chúng mà đón nhận chúng, rồi điều tra
quán xét xem nó khởi sinh cách nào và khởi sinh từ đâu. Nếu những trạng thái đó
đã có trong tâm từ trước, thì chúng ta sẽ điều tra quán xét coi chúng làm khó
chúng ta ra sao. Chúng ta nhìn thấy chúng một cách rõ ràng và hiểu rõ những khó
khăn mà chúng ta tự gây ra cho chính mình khi chúng ta cứ chạy theo và tin theo
những trạng thái đó. (Chúng ta làm khổ mình vì chạy theo những trạng thái vui,
buồn, tham, sân, ghét, chán đó). Loại hiểu biết và nhìn thấy như vậy để đi đến
buông bỏ không thể tìm thấy ở đâu khác hay ở bên ngoài, mà ngay bên trong cái
chân tâm này của chúng ta.

Vì chỗ này mà những người giỏi giáo lý và những người tu tập thường hiểu

lầm nhau. Thường thì người đề cao giáo lý hay nói theo kiểu: ''Những tăng ni chỉ
chuyên thiền tập là chỉ tu theo thiển ý của mình. Họ không có căn bản giáo lý''.
Thực là, theo một ý nghĩa, hai việc tu học giáo lý và tu tập thực hành chính xác là
một. Chỉ giống như hai mặt của bàn tay mình mà thôi. Nếu lật bàn tay lên thì có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.