Yếu tố thứ năm là ekaggatā (sự nhất-điểm). Bạn có thể thắc mắc làm sao
chúng ta có được sự hội tụ nhất-điểm của tâm trong khi trong tâm cũng đang có
bốn yếu tố kia. Điều này là do bởi tất cả chúng đã hợp nhất với nhau trên nền
tảng sự tĩnh lặng. Tất cả chúng hợp lại được gọi là một trạng thái định-tâm
(samādhi). Năm yếu tố đó không phải là những trạng thái tâm thường ngày của
chúng ta, chúng là những yếu-tố của trạng thái tầng thiền định. Có năm yếu tố
(đặc tính) đó, nhưng chúng không quấy nhiễu nền tảng tĩnh lặng.
Có vitakka (tầm) kéo tâm đến đối tượng (đề mục) quán niệm, nhưng nó
không làm quấy nhiễu tâm. Có vicara (tứ) quán niệm xung quanh đối tượng quán
niệm, và có yếu tố hoan hỷ (hỷ) và hạnh phúc (lạc) khởi sinh, nhưng chúng
không quấy nhiễu tâm. Vì vậy, tâm là “một” với những yếu tố này. Tầng thiền
định (jhana) bình an thứ nhất là như vậy.
Chúng ta không cần phải gọi tên là các tầng nhất thiền, nhị thiền, tam thiền,
tứ thiền... chỉ đơn giản gọi nó là “một cái tâm bình an”. Khi tâm càng lúc càng
tĩnh lặng hơn nó sẽ buông bỏ vitakha và vicara (tầm và tứ), chỉ còn lại yếu tố piti
và sukha (hỷ và lạc). Tại sao tâm dẹp bỏ tầm và tứ? Bởi khi tâm càng được thanh
lọc tinh-tế hơn, những hành vi tầm và tứ trở nên quá thô-tế đối với tâm. (Đường
lối của thiền định là từ từ đi đến một cái tâm thanh lọc hơn và tinh tế hơn!). Ở
giai đoạn thiền này, khi tâm dẹp bỏ tầm và tứ, những cảm giác hân hoan tột cùng
(hỷ) có thể khởi sinh, nước mắt có thể chảy dài vì mừng vui. Nhưng đến khi tâm
càng đạt định thâm sâu hơn, thì yếu tố hoan hỷ (hỷ) này cũng bị dẹp bỏ, chỉ còn
lại yếu tố hạnh phúc (lạc) và sự nhất-điểm của tâm. Rồi cuối cùng tâm cũng dẹp
bỏ luôn yếu tố hạnh phúc (lạc), chỉ còn lại một cái tâm được thanh lọc tinh-tế
nhất. Trạng thái tâm lúc này chỉ còn có hai yếu tố là sự buông-xả (upekkha) và sự
nhất-điểm (ekaggata). Tất cả các yếu tố khác đều đã bị dẹp bỏ. Tâm tĩnh tại, bất
động.
Một khi tâm bình an thì điều đó (sự bất động của tâm) có thể xảy ra. Ta
không cần nghĩ nhiều về điều đó, nó tự xảy ra khi những yếu tố nhân duyên chín
muồi. Đây được gọi là năng lượng của một cái tâm bình an. Trong trạng thái này
tâm không bị đờ đẫn, ngu mờ; năm chướng ngại [tham, sân, bất an và lo lắng, đờ
đẫn và ngu mờ, và nghi ngờ] đều đã biến mất. Nhưng nếu năng lượng không đủ
mạnh và sự chánh niệm còn yếu, thì nhiều lúc sẽ khởi sinh những nhận thức (tâm
tưởng) gây phiền não. Tâm thì bình an nhưng dường như nó vẫn còn “một lớp