mơ mờ” bên trong sự tĩnh lặng. Nhưng đó cũng không phải là sự đờ đẫn hay
buồn ngủ thông thường, mà đó là một số tâm tưởng sẽ hiện lên– có thể ta sẽ nghe
thấy một âm thanh hoặc nhìn thấy một con chó hay thứ gì đó. Nó không rõ ràng,
nhưng đó cũng không phải trạng thái giấc mơ. Điều này là do năm yếu tố nói trên
đã bị mất cân bằng và yếu đi.
Tâm có xu hướng giở trò giả-thật bên trong những tầng tĩnh lặng. Khi tâm ở
trong trạng thái này, những tâm ảnh (nimitta) nhiều lúc khởi sinh thông qua bất
kỳ giác quan nào đó, và người thiền không thể nào nhận ra chính xác thứ gì đang
diễn ra. “Ta đang ngủ? Không. Đó là mơ? Không, đó không phải là mơ...”.
Những nhận thức (tưởng) này khởi sinh ngay giữa sự tĩnh lặng; nhưng nếu tâm
thực sự tĩnh lặng và trong suốt thì chúng ta sẽ không nghi ngờ hay đặt câu hỏi gì
về những tâm tưởng hay tâm ảnh đó khi chúng khởi sinh. Những câu hỏi như “Ta
đang bị trôi? Ta đang ngủ hay sao? Ta đang bị lạc tâm?..” sẽ không khởi lên, bởi
vì những câu hỏi đó là đặc điểm của một cái tâm vẫn còn đang nghi ngờ. Câu hỏi
“Tôi đang ngủ hay tỉnh thức”... là tâm đang còn bối rối, ngu mờ. Đó là cái tâm
đang bị lạc lối bên trong chính nó. Nó giống như mặt trăng đi vào sau đám mây.
Ta vẫn còn nhìn thấy trăng nhưng mây đã làm nó mờ đi. Nó không giống mặt
trăng thoát ra khỏi đám mây mù, sáng rõ và tỏa sáng. Khi tâm được bình an và
được thiết lập vững chắc trong sự chánh-niệm và sự hiểu-biết-rõ-ràng thì ta sẽ
không còn nghi ngờ hay băn khoăn gì về những hiện tượng khác nhau khởi sinh
trong tâm. Tâm sẽ thực sự vượt trên những chướng ngại. Ta sẽ thấy biết một cách
rõ rệt mỗi sự xảy ra trong tâm như nó là. Ta không còn nghi ngờ nghi vấn bởi vì
tâm đang trong suốt và sáng tỏ. Cái tâm đạt đến trạng thái định (samadhi) là như
vậy đó.
Một số người thấy khó đạt định bởi vì họ không có những khuynh hướng
đúng đắn. Họ có định, nhưng nó không mạnh, không chắc. Tuy nhiên, một người
có thể đạt sự bình an bằng cách dùng trí tuệ, bằng cách suy xét (quán xét, quán
niệm) và nhìn thấy sự-thật của mọi sự. Đây là cách dùng trí-tuệ (minh sát) thay vì
định-lực (thiền định). Chẳng hạn, không cần thiết phải ngồi xuống thiền thì mới
có được sự tĩnh lặng trong tu hành. Chỉ cần hỏi chính mình “Đây là gì”...và suy
xét và giải quyết vấn đề ngay tại đó!. Một người có trí tuệ là như vậy. Người ấy
không cần phải có định lực cao sâu, mặc dù cần phải có một mức định lực nào
đó: chỉ cần một mức định lực cần thiết đủ để phát triển trí tuệ. Điều đó giống như