LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 267

thiếu sự chánh niệm. Chánh niệm là cái quan sát chúng ta khi ta đang đứng, đang
đi, đang ngồi, và đang nằm. Ngay cả khi ta không còn ở trong chánh định (đã
thoát ra khỏi trạng thái định samadhi, đã ra khỏi tầng thiền định jhana), thì sự
chánh niệm cũng phải nên có mặt xuyên suốt.

Bất cứ điều gì ta làm, ta phải quan tâm. Một cảm nhận hỗ thẹn (do thấy

mình sai trái)

35

sẽ khởi sinh. Chúng ta sẽ thấy hỗ thẹn về những điều mình làm là

không đúng. Khi sự hỗ thẹn tăng lên thì niệm nhớ cũng tăng lên. Khi sự chánh
niệm tăng lên thì sự vô tâm vô ý thức sẽ bớt đi. Ngay cả khi chúng ta không đang
ngồi thiền, những yếu tố này vẫn có mặt trong tâm.

Và điều này khởi sinh nhờ có tu tập chánh niệm (sati). Hãy tu tập sự chánh

niệm! Đây chính là cái quan sát việc chúng ta đang làm trong hiện tại. Chánh
niệm có giá trị đích thực. Chúng ta cần biết rõ chính mình trong suốt thời gian.
Nếu chúng ta hiểu biết rõ chính mình theo cách này, sự đúng-phải sẽ vượt lên trên
sự sai-trái, chánh sẽ vượt trội trên tà, con đường đạo sẽ trở nên rõ ràng, và
nguyên nhân của tất cả mọi sự hỗ thẹn (thấy mình sai trái) sẽ tan mất. Trí tuệ sẽ
khởi sinh.

Chúng ta sẽ gom tất cả mọi việc tu hành theo công thức của Phật: tu dưỡng

đức hạnh, thiền định, trí tuệ [giới, định, tuệ]. Để tập trung, tự trọng, tự cân nhắc,
tự kiểm soát, thì tu tập giới hạnh đạo đức. Để cho tâm được thiết lập vững chắc
trong sự kiểm soát đó, thì tu tập sự định tâm, tức thiền định. Để được hoàn thiện,
để có sự hiểu biết bao trùm bên trong mọi hành vi mình đang làm, thì tu tập trí
tuệ
. Nói tóm lại, tu hành bao gồm giới, định, tuệ; hoặc nói cách khác, đó là con
đường đạo (Bát Chánh Đạo). Không có con đường nào khác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.