việc trồng lúa và trồng bắp vậy. Người ta có thể cần ăn gạo nhiều hơn ăn bắp. (Có
nơi trồng nhiều bắp, có nơi họ trồng chủ lực nhiều lúa hơn, vì họ ăn nhiều gạo
hơn). Sự tu tập của chúng ta cũng vậy: chúng ta có thể dựa chủ lực vào trí-tuệ
(hơn là định-lực) để giải quyết những vấn đề. Khi ta nhìn thấy sự thật, thì sự bình
an sẽ khởi sinh.
Hai cách tu tập là không giống nhau. Một số người có trí tuệ minh sát và
mạnh về trí tuệ, nhưng họ không có nhiều định lực. Khi họ ngồi thiền họ không
được bình an cho lắm. Họ thường nghĩ nhiều, quán sát cái này, suy xét cái
kia...cho đến cuối cùng, họ quán xét một cách rõ ràng về sự khổ và sướng, và họ
nhìn thấy sự thật bên trong chúng. Một số nghiêng về cách tu tập này hơn là thiền
định. Khi đang đứng, đang đi, đang ngồi hay đang nằm, sự giác ngộ có thể xảy ra.
Bằng việc nhìn-thấy, bằng việc buông-bỏ, họ đạt đến sự bình an. Đạt đến sự bình
an thông qua sự thấy biết sự thật, thông qua sự vượt qua nghi ngờ; họ vượt qua
nghi ngờ bởi do họ đã tự thân nhìn thấy sự thật cho chính mình.
Một số người ít trí tuệ nhưng họ có khả năng định-tâm rất mạnh. Họ có thể
nhập định sâu một cách nhanh chóng, nhưng không có nhiều trí tuệ, họ không bắt
kịp những ô nhiễm của họ (khi chúng khởi sinh trong tâm), họ không biết về
chúng. Nên họ không giải quyết được những vấn đề.
Nhưng dù chúng ta có thiền theo bất cứ cách nào, điều quan trọng của thiền
là dẹp bỏ những cách nghĩ sai lầm (tà kiến), để còn lại cách nhìn đúng đắn
(chánh kiến). Chúng ta cần loại bỏ sự bất ổn, để còn lại sự bình an!
Thực ra, cách tu nào cũng dẫn đến một nơi. Đó chỉ là hai-mặt của việc tu
tập, nhưng hai thứ đó, định và tuệ, đi chung với nhau. Chúng ta không thể tu cái
này và bỏ cái kia. Thiệt là không có chuyện như vậy. Định và tuệ phải đi chung
với nhau. (Đó là lẽ tự nhiên của việc thiền tập đúng đắn).
Cái đang quan sát những thứ khác nhau khởi sinh trong tâm trong khi ngồi
thiền thì được gọi là sự chánh-niệm (sati). Sự chánh niệm này là điều kiện, thông
qua tiến trình tu tập, giúp cho những yếu tố khác khởi sinh. Chánh niệm là sống.
Khi chúng ta không có chánh niệm, chúng ta vô tâm, buông thả thì cũng giống
như ta đang chết. Nếu chúng ta không có chánh niệm, lời nói và hành động của
chúng ta không có ý nghĩa. Chánh niệm đơn giản chỉ là sự nhớ, niệm, hằng nhớ,
thường nhớ. Nó là nguyên nhân làm khởi sinh sự-hiểu-biết- rõ-ràng (sự tự-tỉnh-
giác) và trí tuệ. Những đức hạnh chúng ta đã tu tập cũng không hoàn hảo nếu