LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 272

ngợi vô mục đích hay chỉ là sự nghĩ đoán này nọ. Mà đó chính là “sự tỉnh giác
bên trong sự tĩnh lặng và sự tĩnh lặng nằm trong sự tỉnh giác”. (Sự rõ biết trong
định, định với sự rõ biết).
Nếu đó là sự nghĩ suy và vọng tưởng bình thường thì
tâm đâu có được bình an như vậy, nó sẽ bị quấy nhiễu và động vọng ngay. Nhưng
ở đây tôi đang không nói về sự suy nghĩ bình thường, mà về một cảm giác khởi
sinh từ cái tâm bình an đó. Đây được gọi là “sự quán- xét' (suy xét, quán chiếu).
Trí tuệ khởi sinh ở đây, ngay chỗ sự quán-xét này.

Như vậy, trạng thái đạt định có thể là định đúng đắn (chánh định) hoặc có

thể là định sai lạc (tà định). Định sai lạc có nghĩa là tâm tiến vào nhập định và
không còn sự tĩnh giác rõ biết nào hết. Người thiền có thể ngồi đó nhập định 2
tiếng đồng hồ hoặc cả ngày, nhưng tâm chẳng biết nó đang ở đâu hoặc điều gì
đang xảy ra. Nó chẳng biết gì hết. Có sự tĩnh lặng, có định, nhưng tất cả chỉ có
vậy. Điều đó cũng giống như ta có một con dao đã được mài luyện sắc bén và
cứng chắc nhưng ta chẳng biết dùng nó để cắt gọt thứ gì hữu ích. Đây là loại định
ngu mờ, chìm đắm, nó không có nhiều sự tự-tỉnh-giác, không có sự rõ-biết
(sampajanna). Người thiền có thể (sau đó) nghĩ rằng mình đã đạt đến sự tột cùng,
nên người thiền ‘không thèm’ nhìn xem hay xem xét bất kỳ thứ gì khác nữa.
Tầng thiền định này có thể trở thành một kẻ thù của mình mà người đó không
hay. Trí tuệ không thể nào khởi sinh bởi đâu có sự tỉnh-giác hay rõ-biết về cái
đúng, cái sai.

Định đúng đắn (chánh định) là định có đi kèm sự tỉnh-giác, sự rõ-biết.

Chánh định là có đầy đủ sự chánh niệm (sati) và sự hiểu biết rõ ràng (sự rõ biết,
sự tự tỉnh giác, sampajanna). Nếu là chánh đinh thì dù là định-sâu ở mức nào
cũng luôn có sự tỉnh giác. Chánh định là luôn có đầy đủ sự chánh niệm và sự hiểu
biết rõ ràng. Đây là loại định có khả năng làm khởi sinh trí tuệ, người thiền không
thể bị ‘chìm đắm’ hay bị ‘lạc hồn’ trong đó. Người thiền tập nên hiểu rõ chỗ này.
Bạn không làm gì được nếu không có sự tỉnh giác, sự tỉnh giác này phải có mặt từ
ngay lúc đầu cho đến cuối. Loại định này thì không có nguy hại.

Quý vị có thể thắc mắc: ích lợi là chỗ nào?, làm sao trí tuệ có thể khởi sinh

từ trạng thái đạt định đó? Khi chánh định đã được phát triển, thì trí tuệ luôn có cơ
hội khởi sinh. Khi mắt nhìn thấy hình sắc, tai nghe âm thanh, mùi ngửi mùi
hương, lưỡi nếm mùi vị, thân đụng chạm xúc, hoặc tâm trải nghiệm những nhận
thức thuộc tâm - trong mọi tư thế - thì tâm luôn an trú với một sự hiểu-biết đầy đủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.