nghĩa là đạo, là con đường. Cốt lõi của đạo Phật là sự bình-an, và sự bình-an
khởi sinh từ sự “thực sự thấy biết” bản chất của tất cả mọi sự vật hiện tượng!
Nếu chúng ta điều tra kỹ sát hơn, chúng ta sẽ thấy rằng sự bình an là không còn
sướng không còn khổ, không còn sướng khổ gì nữa. Sướng hay khổ không phải
là sự-thật. (Sướng khổ chỉ là do cái tâm còn đối đãi và dính chấp của ta mà thôi).
Tâm người, là cái tâm mà Phật đã khuyên chúng ta phải nên biết rõ và quán
xét về nó, là cái mà chúng ta chỉ có thể biết nó thông qua những hành vi của nó.
Cái “tâm nguyên thủy” (chân tâm) thì đích thực không có gì để đo lường, không
có gì để biết về nó. Vì trong trạng thái tự nhiên nguyên thủy của nó, nó không
chuyển động, không lay động, không động vọng. Còn đối với tâm người phàm
phu của chúng ta, mỗi khi có sướng, tâm liền chạy lạc theo nhận thức sướng (lạc
tưởng) đó của nó, đó là chuyển động. Khi tâm chuyển động như vậy thì sẽ sinh ra
sự dính chấp và ràng buộc vào những cảm giác sướng (lạc thọ) và nhận thức
sướng (lạc tưởng) đó.
Phật đã thiết lập và truyền lại con đường tu tập một cách toàn diện, nhưng
chúng ta chưa chịu tu tập, hoặc nếu có thì chỉ mới tu cái miệng mà thôi. (Tức chỉ
mới tập ăn nói cho ra vẻ thanh từ con nhà Phật, chứ tâm thì chưa được tu tập cho
thanh tịnh). Tâm của chúng ta và lời nói của chúng ta chưa được hòa hợp với
nhau, chúng ta chỉ đang say mê vào những lời nói trống rỗng. Nhưng căn bản của
đạo Phật không phải là thứ chỉ để nói bàn hay suy đoán về nó. Mà căn bản thực
thụ của đạo Phật là đầy sự hiểu biết về sự thật của thực tại. Nếu người ta hiểu biết
về sự thật này thì không cần học giáo lý nữa. Mà nếu người ta không hiểu biết thì
cho dù họ có lắng nghe giáo lý, họ cũng không thực thụ nghe. Đây là lý do tại sao
Đức Phật đã từng nói: ''Phật chỉ chỉ ra con đường (còn mọi người phải tự mình
bước đi trên con đường đó)''. Phật không thể tu giùm cho bạn, bởi vì sự thật
không phải là thứ có thể được chuyển giao qua lời nói, hoặc có thể cho tặng lẫn
nhau.
Tất cả mọi lời dạy của Phật đơn thuần chỉ là những ví dụ, ẩn dụ, so sánh: có
nghĩa là để trợ giúp tâm nhìn thấy sự thật, chân lý. Nếu chúng ta chưa thấy được
sự thật, chúng ta phải bị khổ. Ví dụ, chúng ta thường nói đến chữ ‘pháp hữu vi’
(sankhāras, tiếng Thái là sungkahn) khi chỉ về thân này. Ai cũng nói được chữ
đó, nhưng thực ra chúng ta khó hiểu, đơn giản bởi vì chúng ta không hiểu được