LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 279

Lý duyên khởi là như vầy. Nếu chúng ta phân chia theo như kinh điển,

chúng ta nói rằng sự ngu mờ (vô-minh) sinh ra những hành động tâm ý (hành);
những hành động cố ý đó sinh ra tâm thức (thức); rồi những thức đó dẫn đến sinh
ra phần tâm và thân (danh-sắc); rồi khi đã có phần tâm và thân thì sinh ra sáu cơ
sở giác quan (sáu căn); khi đã có sáu giác quan thì sẽ xảy ra những sự tiếp xúc
(chạm xúc) của các giác quan với cảnh trần bên ngoài; khi có chạm xúc thì sẽ tạo
ra những cảm giác (cảm thọ) sướng, đau, khoái, khổ...; rồi khi có cảm giác này nọ
thì lại sinh ra tham thích, thèm muốn đủ kiểu (dục vọng); rồi từ dục vọng thèm
muốn đó thúc đẩy đi đến tạo tác thành này thành nọ theo ý dục vọng (sự trở-
thành
); và những sự trở-thành này tạo tác thành sự sinh-ra (sự sinh); sau khi sinh
thì kéo theo những thứ hệ lụy khổ (già, bệnh, chết... và không biết bao nhiêu
những loại phiền não và khổ đau khác) trong một kiếp sống. Nhưng đúng với sự
thật, khi ta tiếp xúc với thứ ta không ưa, thì lập tức đã sinh ra khổ! Đúng là, cảm
giác khổ đúng thực là kết quả của một chuỗi hệ lụy duyên khởi
(paticcasamuppāda), (nhưng vì nó quá nhanh, nên cái tâm chưa giác ngộ của ta
không thể nào nhìn thấy). Điều này là lý do tại sao Phật đã luôn luôn khuyên dạy
những đệ tử phải điều tra, quán xét và biết rõ đầy đủ về cái tâm của họ.

Mọi người sinh ra trên thế gian này là vô danh– sau khi sinh, chúng ta đặt

tên. Đây chỉ là sự quy ước. Chúng ta đặt tên người theo quy ước để giao tiếp, để
gọi tên xưng hô với nhau, (để có nhân dạng trong gia đình và xã hội). Kinh điển
cũng vậy. Chúng ta phân chia bằng những nhãn hiệu để tiện hơn cho việc tìm
hiểu sự thật thực tại. Tương tự vậy, tất cả mọi sự, mọi sự vật và hiện tượng được
gọi chung bằng tên là những sankhāras: mọi thứ tồn tại trong thế giới có điều
kiện, những thứ hữu vi. Bản chất gốc của chúng chỉ là những thứ có điều kiện.
Phật nói rằng tất cả chúng đều là vô thường, bất toại nguyện và không có tự tính
hay bản ngã gì hết. Chúng là không chắc chắn, không ổn định. Vì chúng ta chưa
hiểu rõ điều này một cách chắc chắn, nên sự hiểu biết của chúng ta chưa được
“chính thẳng” (chánh kiến), và do vậy chúng ta có những cách nhìn sai lạc
(nghiêng, xéo, cong, một mặt, phiến diện, sai lệch). Cách nhìn sai lạc (tà kiến) là
nhận thân hành (sankhāra) vô thường này là ‘ta’ và ‘của ta’, hoặc nhận sướng và
khổ là ‘của ta’, là ‘ta sướng’, ‘ta khổ’... Cách nhìn như vậy không phải là sự hiểu
biết rõ ràng và đầy đủ về bản chất đích thực của mọi sự vật hiện tượng. Một sự
thật là: chúng ta đâu thể nào bắt ép tất cả mọi thứ xảy ra theo ý muốn của chúng
ta, bởi rõ ràng chúng chỉ xảy ra theo đường lối bản chất của chúng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.