Một ví dụ so sánh đơn giản như vầy: giả sử bạn đi ra giữa đường xa lộ ngồi
và xe cộ thì đang ào ào chạy tới. Bạn đâu thể tức giận vì những chiếc xe và la lên
''Đừng tông vào ta!''. Đó là đường xa lộ tự do, bạn đâu thể nói như vậy. Do vậy
bạn làm gì được? Bạn phải chạy ra khỏi đường! Đường xa lộ là chỗ để xe chạy,
nếu bạn muốn không có xe chạy thì tự bạn thấy khổ.
Điều này cũng tương tự như các thân hành. Khi ngồi thiền, ta nghe thấy âm
thanh và nói rằng những âm thanh quấy nhiễu ta. Tự đâu đâu ta nghĩ âm thanh
quấy nhiễu ta, nên tự ta thấy khổ thấy bực. Nhưng nếu ta chịu khó điều tra suy
xét lại, thì sẽ thấy chính ta cứ hướng tâm ra ngoài và chính ta ‘quấy rầy’ âm
thanh! Âm thanh chỉ là âm thanh. Nếu hiểu được như vậy thì không cần phải nói
thêm gì nữa, cứ để mặc âm thanh. Chúng ta nên nhìn ra âm thanh là thứ khác,
chúng ta là thứ khác. Người cứ cho rằng âm thanh đến quấy rầy anh ta là người
không nhìn thấy bản thân mình là gì. Anh ta thực sự không thấy! Khi bạn nhìn
thấy bản thân mình là gì, bạn sẽ trở nên dễ chịu, thư thái, vô tư. Âm thanh chỉ là
âm thanh, tại sao ta phải chụp đến nó làm gì, dính mắc vào nó làm gì? Bạn nhìn
thấy rõ chính mình tự chụp lấy nó và quấy rầy nó, (chứ nó đâu ‘cố ý’ là gì với
mình, nó kêu lên cũng đâu phải vì mình).
Đây là sự hiểu biết thực sự về sự thật. Bạn nhìn thấy hai mặt (của sự thật),
nên bạn có được sự bình an. Nếu bạn chỉ nhìn thấy một mặt, bạn bị khổ. Khi bạn
nhìn thấy hai mặt, thì bạn chọn lối Trung Đạo. Đây là cách tu tập tâm đúng đắn.
Đây được gọi là sự “làm chính thẳng” sự hiểu biết của chúng ta.
Theo lý tương tự, bây giờ bản chất của tất cả mọi thứ hữu vi, tất cả thân
hành đều là vô thường và chết, nhưng chúng ta muốn nắm giữ chúng, mang vác
chúng khắp nơi và thèm muốn chúng. Chúng ta muốn chúng là sự thật. Chúng ta
muốn tìm sự thật bên trong cái không phải là sự thật, bên trong cái không-thực.
Ai nhìn như vậy và chấp thủ rằng các thân hành (sankhara) đó là mình, thì người
ấy bị khổ là phải rồi. (Nhận lấy cái vô thường hư giả là ‘mình’ thì khổ là phải rồi,
vì cái gì luôn biến đổi vô thường hư giả và tạm bợ làm sao không phải là thứ
khổ?)
Việc tu tập Giáo Pháp không nhất thiết người đó phải là sa-di, Tỳ kheo,
Tăng, Ni, hay một Phật tử tại gia; điều quan trọng là biết “làm chính thẳng” sự
hiểu biết của mình. Nếu sự hiểu biết chúng ta là đúng đắn, chúng ta sẽ đi đến sự
bình an. Dù có xuất gia vô chùa hay không thì cũng vậy thôi, mọi người đều có