LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 281

cơ hội tu tập Giáo Pháp, suy xét, quán xét, quán niệm về Giáo Pháp. Chúng ta tu
đều đang quán xét quán niệm về cùng một thứ. Nếu bạn đạt được bình an, thì sự
bình an là giống nhau; đó là cùng một con đường, với cùng một phương hướng
và phương pháp.

Do vậy, Phật chưa bao giờ phân biệt giữa Tăng Ni xuất gia và người tại gia,

Phật đã chỉ dạy chung cho tất cả mọi người để tu tập để hiểu biết sự thật về mọi
thứ hữu vi (sankhāras). Khi chúng ta hiểu biết sự thật này, chúng ta buông bỏ.
Nếu chúng ta thấy biết sự thật, thì chúng ta không còn tạo tác ra sự ‘trở-thành’
hay sự ‘(tái) sinh’ nữa (theo vòng duyên khởi). Vì sao không còn (tái) sinh nữa?
Không còn lối cho sự (tái) sinh xảy ra, bởi vì chúng ta đã thấy-biết hoàn toàn bản
chất sự thật của những thứ hữu vi, của các thân hành (sankhāras). Nếu chúng ta
hiểu-biết hoàn toàn về sự thật, thì ngay đó có sự bình-an. Có hay không có đều
như nhau. Được và mất đều như nhau. Vinh và nhục đều như nhau. Phật đã dạy
chúng ta cách để hiểu-biết về chỗ này. Đây là sự bình an; sự bình an từ trong mọi
sự sướng, khổ, vui, buồn...

Chúng ta phải nhìn ra được chẳng có lý do gì phải được sinh ra nữa. Sinh ra

bằng cách nào? Sinh ra trong niềm vui: Khi chúng ta có thứ gì chúng ta thích, ta
vui mừng với nó. Nếu ta không dính mắc theo niềm vui mừng đó, thì không dẫn
đến sự sinh. Nhưng nếu có dính mắc (mê chấp, tham chấp) vào niềm vui đó, thì
tạo ra sự 'sinh'. Do vậy, khi ta được thứ gì, ta cũng không bị sinh [vào sự vui
mừng đó]. Khi chúng ta mất thứ gì, chúng ta không bị sinh [vào sự buồn tiếc đó].
Đây là chỗ để không sinh, không tử. Cả hai sinh và tử được tìm thấy ngay chỗ sự
dính-chấp và cưng phụng cái thân hành của chúng ta, đó là những thứ hữu vi
(sankhāras).

Do vậy Phật đã nói: ''Không còn sự trở-thành (sinh, tái sinh) đối với ta nữa,

đời sống thánh thiện đã hoàn thành, đây là sự sinh cuối cùng của ta.'' Ngay đó!
Phật đã biết rõ về sự không sinh và không tử. (Không sinh thì không tử; còn sinh
là còn tử). Đây là chỗ Đức Phật đã khuyến giục các vị đệ tử nên hiểu biết. Đây là
cách tu đúng đắn. Nếu bạn không bước đến đó, nếu bạn không bước vào con
đường Trung Đạo, thì bạn khó mà chuyển hóa được khổ đau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.