LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 287

không? Phật biết rõ về trạng thái khổ, nhưng Phật không còn dính theo nó, cho
nên chúng ta nói rằng Phật đã cắt đứt khổ. Và Phật cũng còn có sướng, nhưng
Phật biết rõ về cảm giác sướng đó, vì nếu không biết rõ về nó thì nó cũng giống
như một con rắn độc. Phật không nắm giữ nó trong bản thân mình. Sướng có đó,
được nhận biết bằng sự hiểu biết, nhưng nó không dính vào trong tâm, chỉ ở
ngoài tâm. Do vậy, chúng ta nói rằng Phật đã tách ly sướng và khổ ra khỏi tâm.

Khi chúng ta nói Phật và những bậc Giác Ngộ đã diệt sạch mọi ô nhiễm,

điều đó không có nghĩa là họ đã thực sự ‘giết chết’ các ô nhiễm. Nếu Phật và
những bậc Giác Ngộ đã giết sạch mọi ô nhiễm thì chúng ta đâu còn ô nhiễm nào
nữa!. Họ không giết sạch hết ô nhiễm; khi họ biết những ô nhiễm đích thực là gì,
và họ buông bỏ chúng. Một số người ngu dại nắm giữ nó, nhưng bậc Giác Ngộ
biết rõ những ô nhiễm trong tâm họ là chất độc, nên họ quét sạch chúng ta khỏi
tâm, tách ly chúng ra khỏi tâm. Họ quét sạch mọi thứ làm cho họ khổ, chứ không
phải giết sạch chúng. Người không hiểu biết thì thấy kiểu khác, chẳng hạn nhìn
sướng là tốt lành và do vậy nắm giữ và dính theo nó. Còn Phật thì biết quá biết rõ
chúng, nên Phật quét chúng ra khỏi tâm.

Nhưng khi cảm giác khởi sinh trong chúng ta, chúng ta dính theo nó, tức là

tâm dính theo nó và mang sướng hoặc khổ đó theo mình. Thực ra cảm giác và
tâm là hai thứ khác nhau. Những hành vi của tâm, cảm giác sướng (dễ chịu), cảm
giác khổ (khó chịu) và vân vân...đều chỉ là những nhận thức của tâm (tâm tưởng),
chúng là thế giới. Nếu tâm hiểu biết điều này, nó sẽ đối xử như nhau về sướng và
khổ. Khi tâm hiểu biết sự thật về sướng và khổ thì nó sẽ làm như vậy. Nhiều
người không hiểu biết chúng nên coi chúng bằng những giá trị khác nhau, nhưng
người hiểu biết chúng thì coi chúng như nhau. Nếu ta dính theo sướng, nó sẽ là
nơi sinh ra của khổ sau đó, bởi sướng là không ổn định, không bền lâu, nó thay
đổi liên tục. Khi hết sướng, là khổ. Khi sướng biến mất thì khổ có mặt.

Phật biết rõ hai thứ sướng khổ đều là bất toại nguyện, chúng đều là phủ

phàng như nhau. Khi sướng khởi sinh, Phật buông bỏ. Phật đã thiết lập cách tu
đúng đắn, nhìn thấy cả hai cực sướng khổ đều như nhau, đều là không tốt. Chúng
xảy đến theo Quy luật của Giáo Pháp, rằng: chúng là bất ổn định và bất toại
nguyện. Sau khi được sinh, chúng chết đi. Sướng hay khổ đều là sinh diệt. Khi
nhìn thấy điều này, cách nhìn đúng đắn (chánh kiến) sẽ khởi sinh, cách tu tập
đúng đắn sẽ trở nên rõ ràng. Cho dù cảm giác nào hay ý nghĩ nào khởi sinh trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.