LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 289

Quý vị phải hiểu như vầy: bởi không có một cái ‘ta’ hay bản ngã cố định

nào hết, nên không có gì để an trú vào đó (ngoài sự bình an). Quý vị phải sống
như vầy, rằng sống không có sướng, không có khổ. Ta chỉ sống an trú vào sự thấy
biết, không mang theo sự gì dù đó là sướng hay khổ.

Cho đến khi nào chúng ta chưa giác ngộ thì những điều vừa nói trên nghe có

vẻ lạ lẫm, nhưng không sao, cứ thiết lập mục tiêu theo hướng như vậy để tu. Tâm
chỉ là tâm. Khi nó gặp sướng và khổ, chúng ta chỉ nhìn thấy chúng chỉ là như vậy,
không có gì hơn. Chúng là riêng biệt, không phải lẫn lộn với nhau. Nếu chúng lẫn
lộn với nhau thì chúng ta đâu thể nhận biết chúng. Cũng giống như sống trong
căn nhà, nhà và người ở trong nhà có liên quan nhau, nhưng là riêng biệt. Nếu có
gì nguy hiểm trong ngôi nhà đó, chúng ta lo lắng bởi chúng ta phải bảo vệ nó,
nhưng nếu ngôi nhà bị cháy, chúng ta phải thoát ra khỏi nó. Khi ngôi nhà đầy lửa
cháy, chúng ta phải chạy ra khỏi đó. Hai thứ khác nhau, nhà là nhà, người ở là
người ở.

Chúng ta nói rằng chúng ta tách ly tâm và cảm giác theo cách đó, nhưng

thực ra về bản chất tự nhiên tâm và cảm giác đã là riêng biệt. Sự giác ngộ của
chúng ta đơn giản là thấy biết tính riêng biệt tự nhiên đó theo đúng thực tại.
Chúng ta vẫn còn nói tâm và cảm giác là không riêng biệt là do bởi chúng ta còn
dính chấp một cách ngu mờ, vô minh.

Bởi vậy Phật mới chỉ chúng ta thiền tập. Việc tu tập thiền là rất quan trọng.

Chỉ hiểu biết bằng trí thức là không đủ. Sự hiểu biết có được từ việc tu tập với
một cái tâm bình an và sự hiểu biết từ việc học vấn là hai thứ khác xa nhau. Sự
hiểu biết từ học vấn không phải là sự hiểu biết thực sự của tâm chúng ta. (Ví dụ,
sự hiểu biết từ việc học hay đọc về giáo lý Phật giáo không phải là sự hiểu biết
của việc tự thân tu tập. Sự hiểu biết có được từ tu tập hay thiền tập mới là trí tuệ
của tâm). Tâm chúng ta cứ hay nắm giữ những sự hiểu biết từ học vấn. Tại sao cứ
khư khư như vậy? Hãy buông bỏ nó đi!

Nếu chúng ta thực sự hiểu biết thì chúng ta buông bỏ, để yên mọi sự diễn ra.

Chúng ta hiểu biết rõ rệt đường lối mọi sự diễn ra và nhờ đó ta không quên mình
chạy theo mọi sự sướng khổ. Nếu chúng ta có bị đau bệnh, đừng bị lạc tâm vào
sự đau bệnh đó. Nhiều người cứ than: ''Năm nay tôi bị bệnh suốt, tôi chẳng thiền
tập gì được''. Đây là cách nói của những người thực sự ngu ngốc. Ai bị bệnh hay
gần chết thì càng nên nỗ lực tu tập thực sự. Có người còn nói rằng anh ta không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.