tâm, Phật biết rõ nó chỉ đơn giản là một trò chơi liên tục của sướng và khổ. Phật
không còn dính mắc gì đến chúng.
Khi Phật vừa mới Giác Ngộ, Phật đã nói bài thuyết giảng đầu tiên về sự mê
đắm vào khoái lạc và sự dấn thân vào khổ hạnh. ''Này các Tỳ kheo! Sự mê đắm
vào khoái lạc là cách buông thả bản thân, sự dấn thân vào khổ hạnh là cách căng
ép bản thân''. Hai cực đoan này đã quấy phá sự tu tập của Phật cho đến ngày Giác
Ngộ, bởi ngay từ đầu Phật không biết buông bỏ hai cực đoan đó. Khi Phật đã biết
hai cực đoan đó là không lợi lạc, Phật đã dẹp bỏ chúng, và nhờ đó Phật đạt đến
Giác Ngộ. Do vậy, sau khi giác ngộ, Phật đã khai giảng về hai cực đoạn đó ngay
trong bài thuyết pháp đầu tiên.
Do vậy, chúng ta nói rằng người tu thiền không nên chạy theo sung sướng
hay dấn thân vào khổ hạnh, mà chỉ nên hiểu biết rõ về chúng. Biết rõ sự thật về
khổ, người đó sẽ biết rõ về nguyên nhân của khổ, về sự chấm dứt khổ và về con
đường dẫn đến sự chấm dứt khổ. Và con đường để thoát ra khỏi khổ chính là con
đường tu thiền, cách để thoát khổ chính là sự thiền tập. Nói đơn giản hơn, chúng
ta phải tu tập sự chú tâm chánh niệm (vì đơn giản đó công cụ làm phát sinh ra trí
tuệ).
Chánh niệm là sự thấy biết, là sự có-mặt của tâm. Ngay bây giờ, chúng ta
đang nghĩ gì, chúng ta đang làm gì? Chúng ta quán sát như vậy, chúng ta ý thức
tỉnh giác về cách chúng ta đang sống. Tu tập như vậy trí tuệ có thể khởi sinh.
Chúng ta xem xét và điều tra trong mọi lúc, mọi nơi, trong mọi tư thế. Khi một
nhận thức của tâm khởi sinh làm ta thích, ta chỉ cần biết nó là vậy, không chạy
theo nó, không nắm giữ, không coi nó là thứ gì chắc chắn hay có thực. Đơn giản
đó chỉ là sự sướng. Khi khổ khởi sinh chúng ta biết đó đơn giản là sự khổ, và con
đường khổ hạnh hành xác không phải là con đường của người tu thiền.
Điều này chúng ta gọi là phương pháp tách ly tâm khỏi cảm giác. Nếu chúng
ta khôn khéo hơn, chúng ta cứ để mặc cho mọi sự diễn ra như chúng là. Chúng ta
trở thành cái “người biết”. Tâm và cảm giác cũng như dầu và nước; chúng ở
trong cùng một chai, nhưng không hòa lẫn nhau. Ngay cả khi đang bị bệnh hay
đau đớn, ta vẫn nên rõ-biết cảm giác chỉ là cảm giác, tâm là tâm. Chúng ta rõ biết
những trạng thái khổ và trạng thái sướng của tâm, nhưng chúng ta không nhận nó
là mình. Chúng ta chỉ sống và an trú cùng sự bình an, sự bình an vượt trên cả khổ
và sướng.