LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 298

hoặc, trước đó ngài đã biết Giáo Pháp, nhưng chưa nhìn thấy Giáo Pháp, hoặc
trước đó ngài đã nhìn thấy Giáo Pháp, nhưng vẫn chưa là một với Giáo Pháp.

Đức Phật đã nói rằng ''Ngài Kondañña thấy biết''. Biết gì? Ngài thấy biết

mọi sự của tự nhiên. Thường thì chúng bị lạc theo mọi sự của tự nhiên, lạc tâm
theo thân này và những cảm giác của nó. Đất, nước, khí, nhiệt hợp lại tạo thành
thân này. Đó là cái của tự nhiên, là một thứ vật thể mà chúng ta nhìn thấy bằng
mắt thường. Thân đó tồn tại phụ thuộc vào thức ăn, lớn lên và thay đổi cho đến
ngày chết.

Hướng vào bên trong, cái đang quan sát thân này chính là thức—đơn giản là

cái “người biết”, là sự thuần tỉnh thức, sự tỉnh giác. Nếu thức tiếp nhận qua mắt
thì gọi là nhìn. Nếu nó tiếp nhận qua tai thì gọi là nghe; tiếp nhận qua mũi thì gọi
là ngửi; tiếp nhận qua lưỡi thì gọi là nếm; tiếp nhận qua thân thì gọi là chạm xúc;
và tiếp nhận qua tâm thì gọi là nghĩ. Thức chỉ có một, nhưng khi nó tiếp nhận
những chỗ khác nhau thì gọi nó bằng những tên khác nhau. Qua mắt: thức nhìn
(nhãn thức); qua tai: thức nghe (nhĩ thức); qua mũi: thức ngửi (tỷ thức); qua lưỡi:
thức nếm (thiệt thức); qua thân: thức chạm xúc (thân thức, xúc thức); và qua tâm:
thức của tâm (tâm thức). Nhưng dù là thức hoạt động ở giác quan nào thì nó cũng
chỉ là một sự tỉnh-thức, một sự tỉnh-giác. Theo kinh điển, chúng ta gọi đó là sáu
thức, nhưng thực ra đó chỉ là một thức khởi sinh ở sáu cơ sở giác quan khác nhau
mà thôi. Có sáu “cửa”, nhưng chỉ có một sự tỉnh-thức duy nhất, đó chính là sự
tỉnh-giác, đó chính là cái tâm này.

Tâm này có khả năng hiểu biết sự thật của tự nhiên. Nếu tâm này vẫn còn

chướng ngại, ta nói rằng nó còn hiểu biết thông qua sự ngu mờ, Vô minh. Lúc đó
nó còn hiểu biết sai lầm và nhìn thấy sai lầm. Sự hiểu biết sai lầm và nhìn thấy
sai lầm, hoặc sự hiểu biết đúng đắn và nhìn thấy sai lầm, đó chỉ là một sự tỉnh-
giác. Chúng gọi đó là sự nhìn thấy sai lầm (tà kiến) hay sự nhìn thấy đúng đắn
(chánh kiến), nhưng đó chỉ là một thứ. Sai hay đúng cũng khởi sinh từ một nơi
này. Khi có sự hiểu biết sai lầm, ta nói rằng Vô minh che mờ sự thật. Khi có sự
hiểu biết sai lầm thì có cách nhìn sai lầm (tà kiến), ý định sai lầm (tà hành), hành
động sai lầm (tà nghiệp), cách sống và công việc sai trái (tà mạng)—cái gì cũng
sai lầm và sai trái! Nhưng mặt khác, sự tu tập đúng đắn cũng khởi sinh ngay đó.
Khi nào có sự đúng đắn, thì sự sai lầm sẽ biến mất.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.