LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 301

gian, là thế giới của cái tâm phàm thường. Khi những thứ đó có mặt trong tâm,
thế giới khởi sinh và chúng sinh thế tục được sinh ra. Thế giới được sinh ra vì
dục vọng, tham muốn. Dục vọng là nơi sinh của tất cả mọi thế giới. Diệt trừ dục
vọng tham muốn là chấm dứt được thế giới.

Một cách gọi khác của con đường giới, định, tuệ là con đường Tám Phần,

tức Bát Chánh Đạo. Con đường tám phần này và tám pháp thế gian là một cặp
đôi. Một cặp đôi là sao? Nếu chúng ta nói theo kinh điển, chúng ta nói đó là
‘được và mất, khen và chê, vinh và nhục, sướng và khổ’ là tám pháp thế gian. Sự
hiểu biết đúng đắn, suy nghĩ đúng đắn, lời nói đúng đắn, hành động đúng đắn,
nghề nghiệp đúng đắn, nỗ lực đúng đắn, sự tập trung tâm (thiền định) đúng đắn,
sự chú tâm (chánh niệm) đúng đắn: đây là con đường tám phần. Hai nhóm ‘tám’
này có mặt ở cùng một nơi. Tám pháp thế gian nằm ngay đây trong tâm này, cùng
chỗ với cái “người biết”; nhưng do cái “người biết” vẫn còn chướng ngại, nên nó
hiểu biết một cách sai lầm, và do đó nó trở thành thế gian. Chỉ có một cái “người
biết” này mà thôi, không còn cái nào khác. Phật tính vẫn chưa khởi sinh trong
tâm, nó vẫn chưa tách xuất nó ra khỏi thế gian. Cái tâm như vậy là thế gian.

Khi chúng ta tu tập con đường đạo, chúng ta tu tập hành động và lời nói, sự

tu tập cũng xảy ra trong tâm này. Nó cùng ở một nơi nên chúng có thể nhìn thấy
nhau; con đường đạo nhìn thấy thế gian. Nếu chúng ta tu tập bằng cái tâm của
mình và trực diện nhìn thấy sự dính chấp của tâm vào những mặt tham thích
[khen, vinh, được, sướng] của pháp thế gian, thì chúng ta nhìn thấy sự dính chấp
vào thế gian.

Đức Phật từng nói đại ý rằng: ''Ta cần nhìn biết thế giới. Nó được thêu dệt

lộng lẫy, bóng loáng như cỗ xe ngựa hoàng gia. Kẻ ngu nhìn mê mẫn, nhưng
người trí thì không bị mắt lừa vẻ bề ngoài của nó''. Nói vậy không có nghĩa Phật
muốn chúng ta đi khắp thế gian nhìn mọi thứ, nghiên cứu về mọi thứ. Phật chỉ
đơn giản muốn chúng ta quan sát tâm này đang dính mắc vào thế giới. Khi Phật
nói chúng ta nhìn vào thế giới, Phật không muốn chúng ta bị dính mắc vào nó,
mà Phật chỉ muốn chúng ta điều tra suy xét về nó, bởi thế giới được sinh ra chính
ở nơi tâm này. Ngồi dưới gốc cây chúng ta có thể nhìn xem thế giới. Hễ khi nào
có dục vọng thì thế giới khởi sinh ngay đó. Dục vọng tham muốn là nơi sinh của
thế giới. Tiêu diệt dục vọng là chấm dứt được thế giới (của tâm).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.