cảm và ngu mờ (tham, sân, si) càng ngày càng trở nên ‘nhẹ đô’ hơn, chúng ta biết
rõ chúng như vậy. Dù được hay mất, khen hay chê, vinh hay nhục, khổ hay
sướng, chúng ta ý thức tỉnh giác về nó. Chúng ta phải hiểu biết rõ về những pháp
thế gian trước khi có thể chuyển hóa thế giới, bởi thế giới là ngay bên trong
chúng ta.
Khi chúng ta tự do khỏi những pháp thế gian, điều đó giống như ta vừa rời
khỏi ngôi nhà. Khi bước vào trong nhà, chúng ta thường cảm giác ra sao? Chúng
ta cảm giác đi xuyên qua cửa và bước vào trong nhà. Khi chúng ta rời khỏi, ta
cảm giác mình vừa bước ra khỏi nó, bước ra bầu trời sáng sủa, không còn tâm tối
như ở bên trong ngôi nhà. Hành vi tâm bước vào những pháp thế gian giống như
đi vào bên trong ngôi nhà. Còn tâm đã diệt trừ hết các pháp thế gian thì giống
như người vừa bước ra khỏi căn nhà u tối gặp bầu trời sáng tỏ.
Vậy Giáo Pháp phải trở thành một với người tự mình chứng kiến. Người đó
tự mình biết rõ các pháp thế gian đã mất hay còn, con đường đạo đã được phát
triển hay chưa. Khi đạo đã được phát triển thì nó xóa sổ những pháp thế gian.
Đạo càng ngàng càng mạnh vững hơn. Chánh kiến nhiều hơn và tà kiến càng ít
hơn, cho đến khi đạo diệt sạch những ô nhiễm—hoặc là vậy, hoặc không thì
những ô nhiễm tiêu diệt con đường đạo!
Chánh kiến và tà kiến, chỉ có hai lối đó. Tà kiến cũng có chiêu trò của nó, nó
có cái khôn của nó—nhưng cái khôn đó đã bị lầm lạc. Người thiền tập bắt đầu
phát triển loại trải nghiệm tách ly. Sau đó người đó cứ như là hai người khác
nhau: một người ở trong thế gian và một người ở trên con đường đạo. Hai người
đó tách riêng, đẩy xa nhau. Khi nào người thiền còn điều tra suy xét thì vẫn còn
sự tách ly đó, và cứ tiếp tục tu tập như vậy cho đến khi tâm đạt đến trí tuệ minh
sát (vipassana).
Hoặc có thể là những ô nhiễm vi tế trong thiền minh sát, đó là vipassanū!
Như vầy, sau khi đã thiết lập được những kết quả tốt lành sau thời gian thiền tập,
khi nhìn những điều đó, chúng ta bị dính chấp vào chúng. Loại dính chấp này
sinh ra từ ý muốn đạt đến (sở đắc) điều gì đó từ việc tu tập của mình. Đó gọi là
vipassanū: trí tuệ ô nhiễm [tức là trí tuệ còn bị ô nhiễm]. Một số người tu tập
được kết quả tốt và dính danh theo đó, họ tu tập được sự thanh tịnh và dính chấp
vào sự thanh tịnh đó, hoặc họ tu tập được sự hiểu biết (tri kiến) và dính tâm vào
tri kiến đó. (Kiểu như người sau khi làm điều từ thiện cứ tự hào hay khen ngợi