LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 305

Đến tận bây giờ cũng vậy, giáo lý của Phật là “ngược dòng” với tâm trí và

lòng dạ của chúng ta. Mọi người đều sống và sinh tồn theo lòng ham muốn
(tham) và tranh đấu (sân) hàng ngày, nhưng Phật thì khuyên họ làm ngược lại. Họ
muốn sống theo sự hiểu biết thế gian của họ, đó là sự ngu mờ và vô minh, nhưng
Phật khuyên dạy nên làm ngược lại để tiêu diệt sự ngu và mờ vô minh đó. Tâm
của Phật là ngược lại với tâm của những người phàm trần thế tục. Thế gian gọi
sắc thân này là đẹp đẽ (hàng tỷ người sống chỉ để lo nuôi thân này, bỏ thời gian
và tiền của để chăm sóc thân này, họ chạy theo sắc dục nhục dục, họ ham muốn
và thậm chí giết nhau vì sắc dục), nhưng Phật thì cho rằng sắc thân chẳng có gì
đẹp đẽ. Họ cho rằng sắc thân là ‘của mình’, Phật nói không phải vậy. Họ nói rằng
sắc thân là thực thể thực chất, Phật nói nó không phải vậy. Chánh kiến vượt trên
cách nhìn của thế gian. Những chúng sinh trên thế gian chỉ sống trôi xuôi theo
dòng nước chảy, (ít ai muốn bơi ngược dòng).

Tiếp theo đó, khi Phật rời khỏi dòng sông đó, một người Bà-la-môn đã đến

dâng cho Phật tám nắm cỏ. Ý nghĩa ở đây như là tám pháp thế gian—được và
mất, khen và chê, vinh và nhục, sướng và khổ. Sau khi Phật nhận chỗ cỏ này,
Phật quyết định ngồi trên đệm cỏ và thiền nhập định (samādhi). Bản thân hành
động ngồi lên đệm cỏ là nhập định, đó là tâm đã vượt trên những pháp thế gian,
chinh phục thế gian cho đến khi đạt đến sự siêu việt.

Những pháp thế gian trở thành thứ bỏ đi đối với Phật, chúng chẳng còn ý

nghĩa nào nữa. Phật ngồi trên chúng nhưng chúng không còn chướng ngại tâm
Phật nữa. Quỷ quái đã đến để phá hoại Phật, nhưng Phật vẫn ngồi đó trong thiền
định, chinh phục thế giới, cho đến khi Phật giác ngộ Giáo Pháp và hoàn toàn
đánh bại Ma Vương (Mara)

48

Ngay đó, Phật đã đánh bại thế giới (của những pháp

thế gian). Do vậy, việc tu tập để phát triển con đường đạo chính là tiêu diệt những
ô nhiễm và chướng ngại.

Người thời nay có ít niềm tin. Mới tu một hai năm họ đã muốn được đến đó

như Phật, họ muốn nhanh đắc đạo. Họ quên rằng Đức Phật, vị Thầy của chúng ta,
cũng đã phải tu tập liên tục sáu năm trời mới tìm thấy đường giác ngộ. Do vậy,
nơi tu hành chúng ta đưa ra thời gian tu học và thời gian tự tu.

49

Theo kinh điển,

một tu sĩ cần trải qua tu học ít nhất năm Mùa Mưa (tức năm năm)

50

trong chùa

trước khi vị ấy được cho là có thể ra ngoài tự sống, tự tu cho mình. Qua năm năm
đó, vị ấy đã học và tu tập khá đủ, có kiến thức khá đủ, có lòng tin, và có giới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.