LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 307

Lưu nếu chết thì cũng tiến qua sự Tái Sinh Thánh Thiện, tức sinh thành bậc
thánh. Bậc ấy không còn thoái lui nữa, không thể nào, (vì người ấy đã bước lên
chuyến xe chạy suốt đến bến toàn giác và giải thoát, không còn cơ hội nào quay
lại, không thể nào dừng lại nữa—đó là định nghĩa của Đức Phật về bậc thánh
Nhập Lưu!). Điều này thì chỉ có bạn tự mình thực sự tu tập và tự mình thấy biết
cho mình, ngay trong kiếp sống này!.

Trong những ngày này, những người ngồi đây vẫn còn hoài nghi về sự tu

hành, và đang nghe những điều tôi mới nói, có thể họ sẽ hỏi rằng: ''Ồ vậy sao,
vậy bây giờ chúng tôi phải làm gì?''. Nhiều lúc chúng ta thấy hạnh phúc, có lúc
thấy phiền não, nhiều lúc thấy vui, có lúc buồn bực. Vì lý gì? Vì chúng ta chưa
hiểu biết Giáo Pháp. Giáo Pháp là gì? Chỉ là pháp của tự nhiên (những hiện tượng
tự nhiên, những lẽ tự nhiên), là thực tại xung quanh chúng ta, trong thân và tâm
chúng ta.

Đức Phật nói rằng: ''Đừng dính chấp cái thân năm uẩn, buông bỏ nó, từ bỏ

nó!'' Vì sao cúng ta không thể buông bỏ thân năm uẩn? Chỉ là do chúng ta chưa
nhìn thấy chúng hoặc chưa hiểu biết chúng một cách hoàn toàn. Chúng ta nhìn
thấy chúng là ‘ta’, chúng ta nhìn thấy ‘ta’ trong cái thân năm uẩn. Sướng và khổ,
chúng ta coi chúng là ‘mình’, chúng ta thấy ‘mình’ trong sướng và khổ. (Thực sự
thì thân năm uẩn tự nó là giả tạm, là hữu vi, vô thường nên tự nó khổ, chẳng liên
quan gì đến tâm mình). Chúng ta không thể tách ly mình ra khỏi chúng. Khi
chúng ta không phân biệt được, không tách ly được mình ra khỏi chúng thì có
nghĩa chúng ta chưa thể nhìn thấy Giáo Pháp, không thể nhìn thấy tự nhiên,
không thấy thực tại xung quanh ta đích thực là gì.

Sướng, khổ, vui, buồn—chẳng có thứ nào là ‘ta’, nhưng chúng ta cứ nhận

chúng là ‘ta’. Những trạng thái đó tiếp xúc với chúng ta và chúng ta tự nhìn thấy
một ‘mớ’, gọi là cái ‘ta’ (attā'), cái ‘ngã’. Khi nào còn thấy có cái ‘ta’ thì bạn
luôn thấy có sướng, khổ, này, nọ,...đủ thứ... Do vậy, Phật dạy phải tiêu diệt mớ
cái ‘ta’ (do tưởng tượng) đó, đó là tiêu diệt cái tư tưởng, cái gông cùm chấp-thân
ở trong tâm: tiêu diệt thân- kiến (sakkāya-ditthi). Khi cái ‘ta’ (attā) đã bị tiêu diệt,
cái tâm “không-ta”, cái tâm vô ngã (anattā) tự nhiên khởi sinh.

51

Chúng ta nhận mọi sự tự nhiên là mình và nhận mình với mọi sự tự nhiên,

nên chúng ta không thực biết rõ tự nhiên là gì. Khi gặp thứ tốt chúng ta vui cười,
khi gặp thứ xấu chúng ta khóc than. Nhưng tự nhiên chỉ đơn giản là các hành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.