từng mỗi dân tộc đó...). Về mặt tu hành, để hữu ích và thiết thực, chúng ta có thể
nói nôm na rằng: điều đúng là điều không làm hại mình và không làm hại người;
và điều sai là điều ngược lại. Cách nghĩ này là của đạo Phật và nó sẽ giúp thỏa
mãn mục đích tu tâm tích cực của chúng ta.
Vậy, cuối cùng, tất cả những luật lệ và quy ước và sự giải thoát chỉ đơn giản
là những pháp. Cái này hơn cái kia, nhưng chúng đi chung với nhau. Không có gì
chúng ta có thể bảo đảm cái gì là nhất định như vầy, và cái kia là nhất định như
kia; do vậy Phật dạy rằng cứ để yên mọi sự. Cứ coi chúng là không chắc chắn, tất
cả đều vô thường. Cứ vậy, dù bạn có thích hay ghét chúng bao nhiêu, hãy luôn
nhớ rằng chúng là không chắc chắn, vô thường.
Dù bất cứ ở đâu và khi nào, toàn bộ việc tu hành Giáo Pháp của đạo Phật là
để đi đến nơi kết cuộc là nơi không có gì. Đó là nơi của sự từ bỏ, nơi của sự trống
không, nơi đã đặt xuống mọi gánh nặng. Đây là đích đến của việc tu hành theo
đạo Phật. Chứ việc tu hành không phải để ngồi đó tranh cãi về đúng và sai: ví dụ
như câu chuyện các nhà sư ngồi cãi với nhau ''Tại sao phướn bay? Tôi chắc là do
gió thổi''. Người thì nói là do phướn động, người thì nói là do gió động. Để cho vị
sư phụ phải nói là do tâm mấy người cãi động. Chẳng bao giờ kết thúc chuyện
tranh biện đúng sai. Cũng giống như chuyện cãi ''Con gà có trước hay trứng có
trước?'', làm sao chúng ta biết chắc được mà ai cũng đi cãi qua cãi lại. Chẳng có
cách nào đi đến một kết luận cho mọi người khác nhau: Đó chỉ là tự nhiên.
Tất cả những điều chúng ta đang nói cũng là những quy ước. Nếu bạn hiểu
được những điều này bằng trí tuệ, bạn sẽ biết về lẽ thật vô thường, khổ và vô ngã.
Đây chính là tầm nhìn để dẫn đến sự giác ngộ.
Quý vị biết đó, huấn luyện và chỉ dạy nhiều người với nhiều trình độ hiểu
biết khác nhau thì thực sự khó. Một số người có sẵn những ý tưởng trong đầu,
nên khi mình nói họ điều gì, họ không chịu tin. Mình nói sự thật cho họ, họ nói
đó không phải thật. Họ cứ nói họ đúng, mình sai. Cứ như vậy không bao giờ kết
thúc.
Nếu bạn không biết buông bỏ, khổ sẽ có mặt hoài. Tôi có lần kể cho quý vị
nghe chuyện bốn người đi vô rừng. Họ nghe tiếng gà rừng kêu crọt-crọt. Một
người hỏi: ''Đó là gà cồ hay gà mái vậy?''. Ba người kia nói đó là gà mái, nhưng
người đó khăng khăng phải là gà cồ. ''Gà mái làm sao kêu như vậy được?'' Ba
người kia tiếp tục: ''Thì nó có miệng nó kêu như vậy, bộ gà mái không có miệng