LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 316

sao?''. Họ cứ cãi cày cãi cối cho đến khi khô miệng, chảy nước mắt vì bực tức,
nhưng rốt cuộc tất cả họ đều sai. Sai là vì cứ dựa vào quy ước riêng của mình về
gà cồ, gà mái. Ai cũng bảo thủ rằng gà cồ phải kêu như vầy, gà mái phải kêu như
vậy. Thực ra chỉ là gà, gà cồ và gà mái là có họ đặt ra và quy kết cái tiếng kêu của
mỗi loại họ quy ước trong đầu. Và cứ như vậy, họ cứ dính theo thế giới. Hãy nhớ
kỹ điều này. Thực ra chỉ cần không chấp gì gà cồ gà mái thì câu chuyện sẽ không
rắc rối như vậy.

Trong môi trường thực tại do quy ước thì có một bên đúng và một bên sai,

và không bao giờ có sự đồng ý hoàn toàn. Cứ tranh cãi cho đến khi khô miệng,
chảy nước mắt (thậm chí thù hận nhau) thì chẳng ích gì.

Đức Phật dạy không dính chấp. Làm sao chúng ta tu tập sự không dính

chấp? Đơn giản là chúng ta tu tập dẹp bỏ sự dính chấp, nhưng sự không dính
chấp là rất khó hiểu. Nó phải cần có trí tuệ sắc bén để điều tra và thâm nhập vào
bên trong nó để thực sự đạt đến sự không dính chấp, đạt đến sự buông bỏ.

Hãy nghĩ về điều này, người ta sướng hay khổ, vui hay buồn thực ra không

phải do có nhiều hay ít, giàu hay nghèo, mà là tùy thuộc vào trí tuệ hiểu biết. Tất
cả mọi sự phiền não đau thương chỉ có thể được chuyển hóa thông qua trí tuệ,
thông qua sự nhìn thấy sự thật của tất cả mọi sự trên thế gian.

Do vậy, Đức Phật khuyên chúng ta phải nên điều tra, suy xét, quán xét. Chữ

‘quán xét’ ở đây đơn giản có nghĩa là nỗ lực giải quyết vấn đề khó khổ một cách
đúng đắn. Đó là việc tu hành của chúng ta. Giống như sinh, già, bệnh, chết— tất
cả mọi thứ trên thế gian đều đi theo tiến trình tự nhiên và giống nhau như vậy.
Phật dạy phải quán xét, phải chánh niệm về sinh, già bệnh, chết, nhưng nhiều
người không hiểu được lẽ này. ''Quán xét chánh niệm cái gì?'', họ hỏi lại. Họ
được sinh ra nhưng họ không biết sự chết, họ sẽ chết nhưng họ không biết sự
chết.

Người chuyên cần điều tra về những lẽ thật này thì sẽ nhìn thấy. Sau khi

nhìn thấy những lẽ thật đó, người ấy sẽ dần dần giải quyết những vấn đề khó khổ.
Ngay cả khi người ấy vẫn còn nhiều dính chấp, nhưng khi người ấy đã có trí tuệ
nhìn thấy lẽ ‘sinh, già, chết’ là lẽ thật và đường lối của tự nhiên, thì người ấy có
thể giải tỏa nhưng khó khổ. Chúng ta tu học Giáo Pháp chỉ vì mục đích này—
chữa trị những khổ đau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.