''Cái này, họ nói tốt; cái này, họ nói không tốt''... ta biết, và buông bỏ. Tốt và
xấu, ta biết hết về nó, nhưng ta buông bỏ. Chúng ta không ngu dại dính chấp
(nắm giữ, dính chặt, ràng buộc, chạy theo, dính theo) mọi thứ mọi sự, nhưng
chúng ta chỉ nắm ‘bắt nó’ (bắt kịp, nhận biết kịp) chúng bằng trí tuệ. Chúng ta
phải thực hành một cách chuyên cần, ổn định như vậy. Thực hành như vậy trong
mọi tư thế. Cứ làm cho tâm biết (nhận biết, thấy) mọi sự theo cách như vậy, rồi
cứ để yên cho trí tuệ khởi sinh. Khi tâm đã có trí tuệ thì còn muốn tìm gì khác
nữa bây giờ?
Chúng ta phải quán xét về cái chúng ta đang làm. Chúng ta đang sống ở đây
vì lý do gì, chúng ta đang làm việc để làm gì? Ở đời người ta làm để có được này
được nọ, nhưng những nhà sư dạy những điều sâu sắc hơn. Và chúng tôi làm điều
gì cũng không phải để được trả công hay để cầu được gì. Người thế tục làm việc
vì họ muốn có thứ này thứ nọ (tiện nghi, nhà cửa, tài, sắc, danh, quyền...), nhưng
Phật thì dạy người đi tu làm việc gì vì nên làm, làm việc để nên việc, chúng tôi
không đòi hỏi được gì từ việc làm của mình.
Nếu chúng ta luôn làm bất cứ việc gì vì quyền lợi thì điều đó sẽ dẫn đến
khổ. Hãy tự mình thử mà coi! Ngay cả nếu bạn muốn làm cho tâm bình an do vậy
bạn ngồi thiền và cố gắng làm cho tâm bình an—bạn sẽ khổ!. Hãy thử làm đi mà
coi! Cách của chúng tôi thì khác hơn, thanh tịnh hơn. Chúng tôi cũng muốn ngồi
thiền để làm cho tâm bình an, nhưng sau cái muốn đó chúng tôi buông bỏ; chỉ
thiền và buông bỏ, và tiếp tục buông bỏ.
Có một số người Bà-la-môn vào thời Phật còn sống, ta thấy họ cố tình muốn
cắt bỏ tham muốn: họ có tham muốn trong tâm, và họ cố cắt bỏ tham muốn. Hành
động đó không giúp gì để chuyển hóa khổ, bởi vì họ làm vậy là do tham muốn
(tham muốn cắt hết tham dục và được giải tỏa). Ban đầu chúng tôi tu tập cũng với
tham muốn đó trong tâm; sau đó chúng tôi tiếp tục tu tập, nhưng không phải cố
tâm đạt được điều tham muốn đó. Chúng tôi cứ tu tập cho đến lúc tu không phải
để đạt được điều gì cả, chúng tôi chỉ tu tập để buông bỏ, tu tập với sự buông bỏ.
Đây là điều chúng ta phải tự mình suy xét và nhìn thấy cho mình, chỗ này
rất sâu sắc. Có lẽ chúng ta đi tu vì muốn đạt đến Niết-bàn—nhưng vì lẽ đó, chúng
ta sẽ không thể đạt đến Niết-bàn! Tham muốn được bình an là điều tự nhiên,
nhưng đích thực thì điều đó lại không đúng. Chúng ta phải tu tập với sự không
mong cầu bất cứ thứ gì. Nếu chúng ta không mong muốn bất cứ thứ gì, thì chúng