LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 356

nhiên của vạn vật trên thế gian. Họ nhìn thấy điều đó là tự nhiên, không thể khác
được. (Thân sinh, bệnh, chết là chuyện bình thường theo lẽ của tự nhiên).

Do vậy, Phật khuyên dạy chúng ta điều tra và xem xét thân, từ gót chân đến

đỉnh đầu, rồi từ đầu đến chân. Nhìn vào thân thể. Bạn thấy được những thứ gì?
Bạn có tìm ra một thực thể cố định nào trong đó không? Không, toàn bộ thân thể
đang lão hóa và tàn hoại dần dần theo thời gian. Phật đã dạy chúng ta phải nhìn
thấy rằng thân này không thuộc về chúng ta. Thân cứ tự nhiên lão hóa và tàn hoại
theo từng ngày theo lẽ tự nhiên của nó, bởi tất cả mọi thứ duyên hợp nên thân này
là luôn luôn thay đổi. (Ta muốn nó không già không bệnh, nhưng nó có chịu nghe
ta đâu. Do vậy, nó đâu phải là ta hay là của ta!). Bạn đâu thể làm gì khác để trẻ
mãi không già hoặc để sống thọ ngàn năm. Thực ra thân là vậy, đâu có gì sai trái,
thân là sinh, lão, bệnh, chết mà. Thực ra thân này không gây ra đau khổ mà chính
cách nghĩ sai lầm của chúng ta mới gây ra khổ đau. (Thân thì sinh, già, chết theo
đúng lẽ tự nhiên của nó; còn ta thì lại muốn thân không già, không bệnh, không
chết. Vì cái ta muốn là trái lẽ tự nhiên nên cái muốn đó không thể có được, và do
vậy ta khổ đau). Khi bạn nhìn vấn đề nào một cách sai lầm thì bạn sẽ phản ứng
sai lầm theo, và chuốc lấy khổ. Đó là sự ngu mờ.

Giống như sông. Nước chảy tự nhiên từ cao xuống thấp, nó chẳng bao giờ

chảy ngược từ thấp lên cao. Đó là bản chất của nó. Nếu một người đến đứng bên
bờ sông và muốn nước sông chảy ngược lên, thì người đó đúng là kẻ ngu. Cứ
nghĩ ngược ngạo như vậy thì người đó không thể có sự bình an trong tâm. Người
đó sẽ khổ vì cách nhìn sai lầm (tà kiến) như vậy, đó là cách nghĩ ngược lại với lẽ
tự nhiên. Nếu ông ta có cách nhìn đúng đắn (chánh kiến), ông ta sẽ biết được
nước chảy từ cao xuống thấp. Nếu không biết chấp nhận quy luật tự nhiên, ông ta
sẽ luôn bị rối trí, thất vọng, bực tức, bất mãn suốt thời gian cuộc đời.

Cũng như quy luật thân này tồn tại từ trẻ đến già và từ già đến chết. Đừng

bao giờ mong cầu nó tồn tại từ già đến trẻ, đó không phải là điều ta có khả năng
làm được. Thân thì dần dần già đi và tan rã, do vậy không nên dính chấp và bám
vào nó. Đừng dính chấp vào thứ gì. Hãy lấy cảm giác buông bỏ làm nơi nương
tựa. Cứ luôn thiền tập ngay cả khi mình mệt mỏi và đuối sức. Hãy để tâm hướng
vào hơi thở. Hít thở sâu vào vài hơi thở, sau đó thiết lập sự chú tâm vào hơi thở
vào ra, niệm chữ Bud-dho [Đức-Phật] theo hơi thở, vào-ra, vào-ra. Khi mệt mỏi
thì ta càng nhìn thấy những sự vi tế và càng dễ tập trung tâm, nhờ đó ta có thể xử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.