lý những cảm giác đau đớn khi chúng khởi sinh. Khi cảm thấy đau nhức thì
ngừng suy nghĩ về nó, dồn tất cả tâm trí vào một chỗ, hội tụ tâm và hướng tâm
hơi thở, nhận biết hơi thở vào-ra. Cứ tiếp tục niệm thầm chữ Bud-dho, Bud-dho
[Đức-Phật, Đức-Phật].
Hãy buông bỏ mọi thứ bên ngoài. Đừng đeo giữ những ý nghĩ về con cái,
người thân; đừng nắm giữ bất cứ điều gì. Buông bỏ. Hãy để tâm hợp nhất lại
thành một điểm duy nhất (nhất điểm) và cái tâm đó an trú cùng với hơi thở. Lấy
hơi thở làm đối tượng duy-nhất để nhận biết. (Không còn nhận biết điều gì khác
ngoài hơi thở). Tập trung vào hơi thở cho đến khi tâm trở nên vi tế, cho đến khi
những cảm giác không còn quan trọng nữa, và nó tạo nên một sự minh mẫn rõ
ràng và sự tỉnh thức ở bên trong. Những cảm nhận đau khổ sẽ tự chúng biến mất.
Nói cho dễ hơn, ta cứ nhìn vào hơi-thở như cách nhìn những người thân
bước vào nhà thăm ta. Khi những người thân đi ra, ta cũng theo nhìn tiễn họ đi ra.
Theo dõi hơi thở đi ra giống như tiễn người thân ra khỏi cổng nhà. Theo dõi hơi
thở vào cũng như đón người thân từ cổng nhà vào tận trong phòng khách. Khi hơi
thở còn thô mạnh, ta biết nó là hơi thở thô mạnh. Khi hơi thở là vi nhẹ, ta biết hơi
thở là vi nhẹ. Khi hơi thở từ từ trở nên vi nhẹ, ta tiếp tục theo dõi hơi thở, đồng
thời giữ tâm tỉnh thức và tỉnh giác về nó. Cuối cùng hơi thở sẽ biến mất luôn và
tất cả những gì còn lại là cảm giác tỉnh- thức. Chỗ này được gọi là đang gặp Phật.
Ta có được một sự tỉnh giác rõ rệt và tỉnh thức được gọi là Bud-dho, là Phật, là
cái “người biết”, là “người tỉnh thức”, là “người phát sáng”, là “người giác ngộ” .
Chỗ này là đang gặp Phật, đang thấy Phật và an trú cùng với Phật, an trú cùng với
sự thấy biết và sự rõ ràng (tri kiến và minh sát). Chỉ có Đức Phật lịch sử đã qua
đời. Còn vị Phật đích thực, vị Phật thấy biết rõ ràng và thấu suốt, vẫn đang được
chúng ta trải nghiệm và chứng ngộ ngày nay. (Đó là chứng ngộ Phật tính). Và nếu
ta đạt đến Phật tính, thì tâm trở thành một với ta.
Do vậy, thưa bà, hãy buông bỏ tất cả, hãy đặt hết tất cả xuống, từ bỏ hết tất
cả, chỉ giữ lại sự hiểu biết. Đừng để bị đánh lừa bởi những âm thanh hay cảnh sắc
trong khi đang tu tập cái tâm. Bỏ hết tất cả chúng. Đừng nắm giữ điều gì, đừng
dính theo thứ gì, chỉ an trú cùng với sự tỉnh-giác đã hợp nhất này. Đừng lo nghĩ
về quá khứ hay tương lai, cứ tĩnh tại và bà sẽ đi đến một nơi “không còn tiến,
không còn lùi, không còn đứng lại”, không còn gì cả, không còn bất cứ thứ gì để
nắm giữ hay dính chấp vào nó. Tại sao? Bởi vì không còn cái ‘ta’ hay ‘của ta’