LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 363

sinh ra và lớn lên trong trần gian này, giờ bà hãy nên suy xét về bản chất của nó.
Mọi thứ giờ sắp sửa biến mất. Nhìn vào thân thể bà. Còn có thứ gì vẫn giữ vẻ
xuân xanh và chắc chắn trước kia của nó không? Da bà, tóc bà giờ đã hư tàn. Tất
cả chúng đều đang phai tàn. Đây là quy luật tự nhiên, mọi thứ đều tàn phai. Khi
đã đến lúc, những điều kiện duyên sinh sẽ ra đi. Trên thế gian này không có thứ
gì ta có thể nương tựa vào được—tất cả chỉ là một vòng đời với đầy những buồn
vui, sướng khổ, đầy những lo âu và phiền não. Chẳng có sự bình an.

Khi chúng ta không có nhà thực sự, chúng ta chỉ giống như những kẻ lữ

hành lang bạt kỳ hồ, vô bờ vô bến, nay ở mai đi. (Còn trần gian này chỉ là một cõi
tạm, ta thì ở trọ trong một căn nhà tạm bợ). Chỉ khi nào chúng ta quay về với căn
nhà thực sự của mình thì mới có được sự bình an, còn không thì chúng ta luôn
cảm thấy khó khổ và lang bạt, giống như một người ở quê đã bỏ làng ra đi không
biết ngày về. Chỉ khi nào người đó về được lại quê nhà thì ông ta mới thực sự
thấy thư thả và bình an.

Chẳng có nơi nào trên thế gian này có thứ bình an thực sự. Người nghèo khó

không chút bình an và kẻ giàu có cũng chẳng bình an thực sự lúc nào. Người
trưởng thành cũng không bình an, kẻ học hành tài giỏi cũng không bình an.
Không có sự bình an ở đâu hết, đó là bản chất của thế gian. Người có ít của cũng
khổ, kẻ giàu có tiền tài cũng khổ. Ở đâu đây... trẻ thơ tuyệt đẹp nhưng khổ quá,
người lớn trưởng thành cũng khổ, người già sa sút bệnh đau cũng khổ... mọi
người đều khổ. Sự khổ của người già, sự khổ của người trẻ, sự khổ của người
nghèo, sự khổ của kẻ giàu... tất cả đều có khó khổ.

Nếu bà chịu suy xét kỹ về lẽ thật tôi vừa nói ra, bà sẽ nhìn thấy tất cả mọi

thứ đều là vô thường (aniccam) và khổ (dukkham). Tại sao tất cả mọi thứ đều là
vô thường và khổ? Bởi tất cả chúng đều là vô ngã (anattā), không là ‘cái’ gì cả.
(Không phải là ‘ta’, là ‘ai’, hay là ‘cái’ gì cố định, không là một ‘thực thể’ nào
cả).

Cả hai phần, thân của bà giờ bệnh nằm trong đau đớn, và tâm thì đang biết

rõ, đang tỉnh giác về sự già bệnh và đau đớn đó. Thân và tâm lúc này được gọi là
những pháp (dhamma). Những gì vô hình vô sắc—như những ý nghĩ, những cảm
giác, những nhận thức (hành, thọ, tưởng) thì được gọi là các pháp phi sắc thân,
hay danh pháp (nāma- dhamma). Những đau nhức và đau đớn của thân thì được
gọi là những pháp về thân sắc, hay sắc pháp (rūpa-dhamma). Sắc (vật chất) là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.