LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 384

niệm (sati), sự rõ biết (sampajañña) và trí tuệ (paññā) mà thôi. Hãy cố gắng tập
luyện để phát triển sự chánh niệm theo cách như vậy cho đến khi khả năng chánh
niệm được duy trì như vậy liên tục mọi lúc mọi nơi. Đến lúc đó người thiền sẽ
hiểu rõ được sự chánh niệm, sự rõ biết và sự chánh định một cách thấu suốt.

Tập trung sự chú tâm vào ngay điểm này bạn sẽ nhìn thấy sự chánh niệm, sự

rõ biết, sự chánh định và trí tuệ [sati, sampajañña, samādhipaññā] có mặt
cùng lúc. Dù chúng ta đang bị hấp dẫn hay bị kích thích bởi những đối tượng giác
quan bên ngoài, ta vẫn có thể nhắc chính mình: ''Nó không chắc''. Dù chúng là gì,
chúng chỉ là những chướng ngại cần phải được quét sạch cho đến khi tâm được
trong sạch. Tất cả chỉ cần giữ lại sự chánh niệm, sự rõ biết, sự chánh định [cái
tâm vững chắc và bất động] và trí tuệ bao trùm. Ở đây tôi chỉ nói như vậy thôi
(căn bản) về đề tài thiền tập.

Giờ thì tôi sẽ nói đến những công cụ hay những thứ hỗ trợ cho việc thiền tập

—Cần có tâm từ (mettā) trong trái tim bạn, nói cách khác đó là lòng rộng lượng,
lòng tốt lòng giúp đỡ đối với người khác và chúng sinh. Những thứ này cần phải
được tu dưỡng và duy trì như là cơ sở cho sự trong sạch của tâm. Ví dụ, người tu
phải bắt đầu dẹp bỏ lòng ích kỷ (lobha) bằng cách cho đi, bố thí. Khi người ta
còn ích kỷ thì họ còn chưa hạnh phúc. Sự ích kỷ dẫn đến một cảm giác bất hài
lòng, và người đời vẫn còn quá ích kỷ nhưng không nhận ra nó tác hại với mình
ra sao.

Chúng ta có thể trải nghiệm nghĩa ích kỷ này bất cứ lúc nào, nhất là khi

chúng ta đang đói. Giả như bạn có mấy trái táo và có thể chia cho bạn bè; và
ngay khi đó bạn có nghĩ đến điều đó và rồi có ý định cho, điều đó là tốt đẹp,
nhưng đến khi cho, bạn muốn cho ít thôi (hoặc lựa trái nhỏ để cho). Còn nếu cho
nhiều hoặc lấy trái to ngon để cho thì...khó quá, nghĩ lại thấy xấu hổ thiệt. Thực
khó lòng để nghĩ cho chánh trực. Bạn kêu bạn bè cứ chọn lấy, nhưng rồi bạn nói
ngay: ''Lấy trái này nè!''... và đưa người ta trái nhỏ! Đây là một dạng ích kỷ (chỉ
lo lợi ích bản thân), nhưng người đời vốn luôn thấy đó là chuyện bình thường, họ
không nhận ra đó là lòng ích kỷ. Từ nhỏ giờ quý vị đã từng ích kỷ vậy chưa?

Chúng ta thường thực sự thấy khó khăn để cho đi, thấy ngược lòng mình khi

cho đi. Ngay cả khi cho trái táo lớn, thực sự cái lòng ta vẫn chỉ muốn cho trái
nhỏ. Dĩ nhiên, khi cho ai cái gì bạn sẽ cảm thấy sự tốt đẹp trong lòng mình. Tu
tập cái tâm làm ngược lại với ý của mình theo cách như vậy đòi hỏi phải biết tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.