LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 415

Do vậy, chúng ta cần phải coi xét, quán xét để tìm ra sự bình an. Mọi người

thường cho rằng sự bình an chỉ đơn giản là sự làm bình lặng cái tâm, chứ không
phải làm lắng lặn nhưng ô nhiễm (của tâm). Những ô nhiễm của tâm chỉ mới
được chế ngự tạm thời lúc đó thôi, giống như có hòn đá đè trên chỗ cỏ. Sau vài
ngày bạn lấy hòn đá ra, chỗ cỏ đó sẽ mọc lại như thường. Chỗ cỏ đó không thực
sự chết mất, nó chỉ bị đè bẹp tạm thời. Tương tự như khi ngồi thiền: cái tâm được
làm bình lặng, nhưng những ô nhiễm chưa thực sự bị làm lặn mất. Do vậy, trạng
thái định-tâm (samādhi) không phải là thứ gì chắc chắn cả. Để tìm thấy sự bình
an, chúng ta phải tu tập phát triển trí tuệ. Thực ra, bản thân trạng thái định
(samādhi) là một loại trạng thái bình an, giống như trạng thái đá đang đè bẹp cỏ...
trong vài ngày. Nhưng sau vài ngày ta lấy hòn đá ra, thì cỏ vẫn mọc trở lại như
thường. Đó chỉ là loại trạng thái bình an tạm thời. Còn sự bình an có được từ trí
tuệ thì giống như đặt hòn đá xuống cỏ và không nhấc nó lên nữa, chỉ để nó nằm
yên đó luôn. Lúc đó, cỏ không còn cơ hội để mọc lại nữa. Đây mới chính là sự
bình an thực sự và viên mãn, đó là sự làm lặn mất những ô nhiễm của tâm. Sự
bình an chắc chắn đó là kết quả có được từ trí tuệ.

Chúng ta hay nói về định (samādhi) và tuệ (paññā) như hai thứ khác nhau,

nhưng về cốt lõi thì chúng là một và y hệt nhau. Tuệ là chức năng năng động của
(trạng thái) định; (trạng thái) định là phần thụ động của tuệ. Cả hai cùng khởi
sinh từ một chỗ, nhưng theo hai hướng khác nhau, hai chức năng khác nhau,
giống như trái xoài ở đây. Trái xoài non lớn lên và lớn lên cuối cùng già chín. Nó
chỉ là một trái xoài, nhưng điều kiện (tình trạng) của nó thay đổi. Theo Giáo
Pháp, một tình trạng được gọi là trạng thái định-tâm (samādhi), tình trạng lớn
hơn được gọi là trí-tuệ, nhưng đích thực thì tất cả giới, định, và tuệ (sīla,
samādhi, và paññā) đều là một thứ, giống như một trái xoài từ non, già, và chín
vậy.

Dù có tu cách nào đi nữa, hay dù có nói theo cách nhìn nào đi nữa, trong

việc tu tập chúng ta phải bắt đầu từ cái tâm. Bạn có biết cái tâm là gì không? Nó
là cái gì? Nó ở đâu?.. Chẳng ai biết. Tất cả những gì chúng ta biết là chúng ta
muốn đến đây hoặc đến đó, chúng ta muốn cái này và muốn cái kia, chúng ta cảm
thấy tốt hoặc cảm thấy xấu này nọ... nhưng về chính cái tâm thì dường như không
thể biết được. Tâm là cái gì? Tâm không có hình sắc. Cái mà tiếp nhận những
cảm nhận, cái mà nhận thức tốt và xấu, thì chúng ta gọi là ''tâm''. Giống như chủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.