đâu vô đó; do vậy ai cũng dành hết thời gian vô việc kiếm tiền, họ không tìm
kiếm sự tốt thiện. Kiểu đó giống như họ muốn có thức ăn để ăn, nhưng không
chịu bỏ công cất giữ nó: họ cứ để mặc thức ăn nằm đó cho đến lúc thức ăn hư
thối. Người muốn tiền thì không nên chỉ biết kiếm tiền mà phải nên biết cách giữ
tiền. Nếu bạn muốn có thức ăn thì không chỉ biết đi mua nó mà còn phải biết bảo
quản nó, chứ không phải mang về quăng vào chỗ nào đó trong nhà. Nó sẽ bị hư.
Cách suy nghĩ như vậy là sai. Kết quả của sự nghĩ sai (tà tư duy, tà kiến) là sự
động vọng, sự bất ổn và sự ngu mờ, vô minh. Phật đã dạy Giáo Pháp để mọi
người đưa vào thực hành, để biết và thấy nó, và trở thành một với nó, để làm cho
tâm trở thành Giáo Pháp. Khi tâm là Giáo Pháp, thì nó sẽ đạt đến sự hạnh phúc và
hài lòng. Sự khổ đau bất an của vòng luân hồi sinh tử nằm trong thế giới này, và
sự chấm dứt khổ đau cũng nằm ngay trong thế giới này.
Việc tu hành theo Giáo Pháp là dẫn dắt cái tâm đạt đến sự chuyển hóa khổ
đau, vượt lên khỏi khổ đau. Thân thì không thể chuyển hóa hay vượt trên khổ đau
được—sau khi thân này được sinh ra thì nó phải chịu khổ đau, bệnh tật, già, chết.
Chỉ còn cái tâm là có thể chuyển hóa và vượt qua những dính chấp, gông cùm.
Tất cả những giáo lý của Phật được chép lại trong kinh điển chúng ta gọi là phần
Pháp học (pariyatti),
đó là những phương tiện để dẫn đến chấm dứt khổ đau.
Ví dụ, Phật đã dạy về những sinh trạng có-chú-tâm (upādinnaka-sankhārā,
sinh trạng có-tâm-thức) và những sinh trạng không-có-chú-tâm (anupādinnaka-
sankhārā, sinh trạng không-tâm-thức). Những sinh trạng không-tâm-thức thường
được định nghĩa là những thứ như cây cỏ, núi non, sông suối, vân vân—những
thứ vô tình. Còn những sinh trạng có- tâm-thức thường được định nghĩa là những
loài động vật, con người, vân vân—những loài hữu tình. Đa số người học Phật
giáo đều chấp nhận suông những định nghĩa đó, nhưng nếu chúng ta chịu suy xét
vấn đề một cách thấu đáo, về cách cái tâm con người bị dính-theo những hình
sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị, những cảm giác và những trạng thái tâm, thì ta
sẽ hiểu ra được rằng thực ra không có thứ gì là không có-tâm-thức hết. Hễ khi
nào có dục vọng trong tâm thì mọi thứ trở thành có-tâm-thức.
Học về Giáo Pháp nhưng không thực hành nó thì chúng ta sẽ không biết về
những ý nghĩa thâm sâu của nó. Ví dụ, có thể chúng ta nghĩ rằng những thứ như
những cột nhà, bàn, ghế và tất cả những thứ phi động vật đều là ''không tâm