LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 431

thức''. Chúng ta chỉ nhìn thấy một mặt của những thứ đó. Nhưng nếu bạn lấy búa
đập bể vài thứ, bạn sẽ thấy chúng là có tâm thức hay không!

Chẳng qua đó là do cái tâm của chúng ta, vì dính chấp vào những thứ bàn,

ghế và mọi thứ của cải, nên nó chú tâm vào những thứ đó. Ngay cả một cái ly bể
cũng làm chúng ta ‘xót ruột’, bởi cái tâm chúng ta đang ''chú tâm'' vào cái ly đó.
Dù là cây cỏ, núi non, hay là bất cứ thứ gì, bất cứ thứ gì chúng ta cảm giác là ‘của
ta’, thì chúng cũng có một cái tâm đang chú tâm vào chúng—nếu không phải là
tâm của chúng, thì cũng là tâm của ai đó. Tất cả những thứ đó đều là ''những sinh
trạng có tâm-thức'', chứ không phải là ''không tâm thức''

88

, không phải tuyệt đối vô

tình.

Tương tự như thân của chúng ta. Chúng ta thường nói rằng thân này có là có

tâm-thức. Thực ra, cái ''tâm'' chú tâm về thân không phải là gì khác mà chỉ là sự
dính chấp (upādāna), đó là sự gắn gán vào thân và chấp lấy thân này là ‘ta’ và
‘của ta’.

Cũng giống như người mù không nhận biết được màu sắc—dù có nhìn kiểu

gì thì cũng không thấy màu gì. Điều này giống như cái tâm khi đang bị che mù
bởi dục vọng và ngu dốt (tham và si), thì tất cả mọi đối tượng của tâm thức đều bị
chú tâm. Bởi vì tâm bị dính dơ bởi dục vọng (tham) và bị ngăn che bởi sự ngu tối
(si), nên mọi thứ đều trở nên bị chú tâm... tất cả những thứ bàn, ghế, thú vật, và
tất cả mọi thứ khác. Nếu chúng ta cứ chấp rằng mình có một cái ‘ta’ cố hữu
truyền kiếp (như linh hồn, bản ngã), thì tâm sẽ luôn dính chấp vào mọi thứ. Lúc
đó tất cả mọi thứ đều trở thành bị chú-tâm, do vậy luôn sự dính chấp và ràng
buộc luôn luôn có mặt.

Phật đã dạy về những thứ có-điều-kiện (những pháp hữu vi, sankhata

dhammas) và những thứ vô-điều-kiện (những pháp vô vi, asankhata dhammas).
Có điều kiện (hữu vi) thì vô số kể-- vật chất, phi vật chất, lớn, nhỏ-- nếu tâm
chúng ta đang bị che mờ bởi sự ngu tối thì tâm sẽ nhân phóng đủ hướng theo
những thứ hữu vi tạo tác đó, phân chia phân biệt thành đủ thứ tốt-xấu, ngắn-dài,
lớn-nhỏ, thô-tinh, này-nọ... Tại sao tâm này nhân phóng đến như vậy? Bởi vì tâm
không hiểu biết về sự thật của thế tục, đó là sự thật do con người quy ước (tục
đế)

89

, nó chưa nhìn thấy Giáo Pháp. Vì không nhìn thấy Giáo Pháp nên tâm còn

đầy những dính chấp. Khi nào tâm còn những dính chấp (gông cùm) thì không có
đường giải thoát, thì vẫn còn đầy sự ngu mờ (vô minh), còn sinh, già, bệnh,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.