LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 432

chết...thậm chí ngay trong tiến trình ý nghĩ (tư duy). Loại tâm này được gọi là
tâm hữu-vi hay pháp hữu-vi (sankhata dhamma), tức là tâm còn tùy duyên, tâm
do tạo tác, tâm có điều kiện.

Trạng thái không còn tùy duyên, không do tạo tác, không bởi điều kiện thì

được gọi là trạng thái vô vi hay pháp vô-vi (asankhata dhamma). Chỗ này là chỉ
trạng thái cái tâm đã nhìn thấy Giáo Pháp, nhìn thấy sự thật của năm tập hợp uẩn
(khandha) đúng-như-chúng-là. Chúng đích thực là luôn biến đổi, không hoàn hảo
và không là gì hay thuộc ai cả [vô thường, khổ và vô ngã]. Tất cả những ý nghĩ
như ‘ta’, ‘tôi’, ‘của tôi’, ‘của họ’... đều thuộc về sự thật do quy ước (tục đế).
Chúng thực sự chỉ là những trạng thái có điều kiện, do tạo tác và tùy duyên mà
có-rồi-mất. Khi chúng ta biết rõ sự thật về những trạng thái có điều kiện (hữu vi)
đó, biết rõ chúng chẳng phải là cái ‘ta‘ hay là gì ‘của ta’ cả, thì chúng ta có thể
buông bỏ những thứ có điều kiện (hữu vi) và những thứ do quy ước (tục đế) đó.
Khi nào buông bỏ (không còn chấp) những thứ hữu vi thì chúng ta đạt đến Giáo
Pháp, chúng ta bước vào giác ngộ Giáo Pháp. Khi chúng ta đạt đến Giáo Pháp thì
chúng ta hiểu biết mọi sự rõ ràng. Hiểu biết là biết cái gì? Chúng ta biết rằng mọi
thứ chỉ là những thứ có điều kiện (hữu vi) và do quy ước (chỉ đúng với thế tục),
không phải là ‘cái gì’ hay ‘ai’ cả, không phải là cái ‘ta’, ‘chúng ta’, hay ‘ai’ gì
hết. (Chẳng là gì cả: vô ngã). Đây là sự hiểu biết (tri kiến) về đường lối của mọi
thứ trên thế gian.

Sau khi nhìn thấy theo cách như vậy, tâm chuyển hóa vượt trên mọi thứ thế

gian. Thân có thể già, bệnh, chết, nhưng tâm vượt trên những chuyện khổ đau
sinh tử này. Khi tâm đã chuyển hóa và vượt lên trên những thứ hữu-vi tạo tác, nó
sẽ thấy biết trạng thái vô-vi. Tâm trở thành vô-vi (không còn tạo tác, không còn
tùy duyên)—đó là trạng thái không còn các yếu tố điều kiện nhân duyên nữa.
Tâm không còn bị tạo tác bởi những lo âu của thế giới, những điều kiện đổi thay
không còn làm ô nhiễm tâm nữa. Sướng hay khổ không còn ảnh hưởng đến tâm.
Không còn thứ gì có thể tác động hay thay đổi nó nữa, tâm đã được an toàn, nó
đã thoát khỏi tất cả mọi sự tác thành, trở thành, tạo tác. (Không còn trở thành,
không còn tạo nghiệp). Sau khi đã nhìn thấy bản chất của những thứ có điều kiện
(hữu vi) và do quy ước thế gian, tâm được tự do và giải thoát.

Cái tâm được tự do này được gọi là trạng thái Vô-Vi, đó là trạng thái vượt

trên sức mạnh mọi thứ tạo tác. Nếu tâm chưa thực sự hiểu biết về những pháp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.