LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 486

khổ. Khi ta đã biết rõ về sướng và khổ thì tâm sẽ an trụ ở nơi cân bằng không có
sự sướng và sự khổ. Sướng hay khoái lạc là con đường buông thả
(kāmasukallikānuyogo). Khổ là con đường hành xác (attakilamathānuyogo).

126

Đó

là hai cực đoan. Nếu chúng ta biết rõ hai cực đoan, chúng ta kìm lại để khỏi rơi
vào hai cực đó. Chúng ta biết rõ khi tâm mình đang ngã theo sự sướng hay khổ,
chúng ta kìm nó lại, không để nó ngã luôn theo sướng hay theo khổ. Chúng ta có
được loại tỉnh-giác này, chúng ta nhập vào Một Con Đường, một Giáo Pháp.
Chúng ta nhập vào sự tỉnh giác, sự rõ biết và không để cho tâm mình ngã theo
những thói tâm và khuynh hướng của nó.

Nhưng trong đời tu thiệt thì mọi sự thường ngược lại, có phải vậy không?

Thường thì ta cứ ngã theo những thói tâm và khuynh hướng của ta. Nếu đi theo
thói tâm của mình thì quá dễ, phải không? (Làm ngược với thói tâm và khuynh
hướng của tâm thì mới khó, nhưng đó là tu đúng). Làm theo thói tâm thì dễ,
nhưng cái dễ đó gây ra khổ đau, giống như kẻ ăn không ngồi rồi thì cũng dẫn đến
khổ đau bạc nhược mà thôi. Anh ta thấy ở không thì dễ hơn đi làm, nhưng đến
lúc đói khát thì không có gì để ăn, lúc đó mới khổ. Thói đời là như vậy, thói tâm
của ta cũng như vậy.

Cũng do vậy, trước kia tôi hay bất đồng với nhiều giáo lý của Phật, nhưng

thực sự tôi chẳng bao giờ đúng hơn Phật. Giờ thì tôi chấp nhận đủ những điều đó.
Tôi chấp nhận rằng nhiều giáo lý của Phật là trực chỉ cách tu, do vậy tôi đã lấy
những giáo lý đó và dùng chúng để tu tập bản thân và chỉ dạy cho người khác
cùng tu.

Điều quan trọng chỗ tu tập là con đường tu, là đạo (patipadā). Patipadā

nghĩa là gì? Thứ nhất, đơn giản đó là tất cả mọi sinh hoạt khác nhau, sự đứng, đi,
nằm, ngồi và nhiều hoạt động khác. Đó là đạo của thân. Còn đạo của tâm nữa:
bao nhiêu lần bạn cảm thấy chùn xuống trong suốt khóa học bữa nay? Bao nhiêu
lần bạn thấy hứng khởi trong khóa học bữa nay? Có những cảm giác nào nổi trội
đáng lưu ý? Chúng ta phải rõ biết về mình theo cách như vậy. Sau khi nhìn thấy
những cảm giác đó, ta có thể buông bỏ chúng được không? Cái nào chúng ta
chưa buông bỏ được thì ta còn phải tiếp tục làm việc với nó, tiếp tục tu tập buông
bỏ nó. Nếu nhìn thấy mình không thể buông bỏ một số cảm giác nào đó thì phải
ta phải lấy ngay chỗ đó và xem xét nó bằng sự trí tuệ (để tìm ra nguyên nhân và
giải pháp để tu sửa và buông bỏ chỗ đó). Tìm coi nó là vì lẽ gì, do những nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.