hiểu ra. Ông ta ngừng nói để suy xét và nhận ra nhiều lẽ thực...Ông đã thừa nhận:
''Ừm, quan điểm của tôi là không đúng''.
Sau khi nghe Phật nói, ông Bà-la-môn đã dẹp bỏ những quan điểm tự ta tự
đại của mình và lập tức nhìn thấy sự thật. Ông đã lập tức thay đổi, đổi ngược, như
trở bàn tay. Ông tán thành lời dạy của Phật như vầy:
''Sau khi nghe giáo lý của Đức Thế Tôn, tâm tôi bừng sáng, giống như người
sống lâu ngày trong bóng tối nay mới nhìn thấy ánh sáng. Tâm tôi giống như cái
chậu bị úp xuống giờ được lật đứng thẳng lại, giống như kẻ đã lạc đường lâu
ngày nay mới tìm thấy lối đi.''
Ngay lúc đó, một loại hiểu biết (tri kiến) đã khởi sinh trong tâm của ông,
trong cái tâm mới vừa được lật thẳng đứng thẳng lại. Tà kiến đã biến mất và
chánh kiến chiếm chỗ của nó. Bóng tối đã biến mất vì ánh sáng đã có mặt.
Phật nói rằng ông Bà-la-môn Dīghanakha là người mới vừa mở Con Mắt
Giáo Pháp. Trước giờ ông dính chấp vào những quan điểm của ông và cứng đầu
không bao giờ chịu thay đổi. Nhưng khi nghe những lời nói của Phật, tâm của
ông đã nhìn thấy lẽ thật, nhìn thấy sự chấp thủ của ông vào những quan điểm
trước đây là sai lầm. Khi sự hiểu biết đúng đắn có mặt, ông ta có thể nhìn ra
những hiểu biết trước đây của ông là sai lầm, cho nên ông đã ví sự trải nghiệm đó
giống như người lâu nay sống trong bóng tối giờ mới tìm thấy ánh sáng. Vậy đó.
Ngay lúc đó ông Bà-la-môn đã chuyển hóa được tà kiến sai lầm của mình.
Giờ chúng cũng phải nên thay đổi theo cách như vậy. Trước khi chúng ta có
thể trừ bỏ những ô nhiễm, chúng ta cần phải thay đổi cách nhìn của mình. Chúng
ta phải bắt đầu tu tập đúng đắn và tu giỏi. Trước giờ chúng ta tu tập không đúng
đắn hoặc tu không giỏi, chưa kể chúng ta còn nghĩ rằng mình đã tu đúng và tu
giỏi. Khi chúng ta thực sự nhìn thẳng vào vấn đề, chúng ta dựng thẳng đứng mình
dậy, như trở bàn tay. Điều này có nghĩa cái ''người biết'', tức trí tuệ, khởi sinh
trong tâm, nhờ đó nó có thể nhìn thấy những điều mới mẻ. Một loại tỉnh giác (sự
rõ biết) khởi sinh và có mặt trong tâm.
Bởi vậy những người tu phải tu tập để phát triển loại biết này, loại biết này
chúng tôi gọi là Phật trí, là cái ''người biết'', ở trong tâm của người tu. Tự ban
đầu, cái người biết không có mặt trong tâm, sự hiểu biết của ta lúc đó còn được rõ
ràng, không đúng và không đầy đủ. Do vậy sự hiểu biết đó còn quá yếu để huấn