luyện cái tâm. Nhưng khi tâm thay đổi, tức trở ngược lại, thì kết quả là nó có
được sự tỉnh giác vượt trội hơn hẳn tất cả những sự tỉnh giác trước kia của nó. Sự
loại tỉnh giác mới này được gọi là trí tuệ hay trí tuệ minh sát (tức tuệ giác). Cái
''người biết'' trước kia không hiểu biết đầy đủ, do vậy nó không có khả năng dẫn
dắt chúng ta đi đến mục tiêu.
Do vậy, Phật mới dạy chúng ta cách nhìn vào bên trong mình—opanayiko.
Nhìn vào trong, quán nội, không nhìn ra ngoài. Hoặc nếu có nhìn ra ngoài thì sau
đó phải nhìn vào bên trong để nhìn thấy sự nhân quả ở đó. Hãy tìm kiếm sự thật
bên trong tất cả mọi thứ, bởi những thứ bên ngoài và những thứ bên trong luôn
luôn tác động lẫn nhau. Việc tu tập của chúng ta là phát triển loại tỉnh giác cho
đến khi nó trở nên mạnh mẽ hơn sự tỉnh giác chúng ta có từ trước đến giờ. Đây là
cách tạo ra trí khôn và trí tuệ minh sát trong tâm, giúp chúng ta biết rõ về sự vận
hành (đường lối) của cái tâm, biết rõ ngôn ngữ của cái tâm, và biết rõ đường lối
và phương tiện của tất cả mọi thứ ô nhiễm ở tâm.
Đức Phật lịch sử hồi mới bắt đầu xuất gia đi tìm sự giải thoát có lẽ cũng
chưa thực sự biết phải làm gì, hầu như giống chúng ta bây giờ. Phật đã cố thử
mọi cách để phát triển trí tuệ. Phật đã đi tìm đủ sư thầy, như ngài Uddaka
Rāmaputta, và đến đó tu học và thiền tập... tập tu, tập ngồi kiết già, chân phải đặt
trên chân trái, tay phải đặt trên tay trái... lưng thẳng đứng... mắt nhắm lại... buông
bỏ mọi thứ... cho đến khi đạt đến những trạng thái tầng thiền định
. Nhưng khi
Phật thoát ra khỏi trạng thái định (samādhi), tức thoát ra khỏi tầng thiền định
(jhana), những ý nghĩ cũ vẫn khởi lên và mọi thói tâm và ràng buộc với thế sự
vẫn lại quay về như trước khi nhập định. Nhìn thấy như vậy, Phật biết được trí tuệ
thực sự chưa khởi sinh. Sự hiểu biết đến đó của Phật chưa thâm nhập thấu suốt
vào sự thật, nó vẫn chưa hoàn thiện đầy đủ, nó vẫn còn thiếu khuyết. Tuy nhiên
sau khi suy xét và nhìn ra vấn đề như vậy, Phật có được thêm một số hiểu biết
mới—đó là, đây chưa phải là đỉnh cao của sự tu hành—vậy rồi Phật tạm biệt vị
thầy đó để đi tìm sư thầy mới.
Phật từ giã người thầy của mình nhưng không chê trách thầy mình, giống
như con ong bay đến hút mật thơm nhưng không hề làm hư hại đóa hoa, không
hề làm buồn lòng vị thầy thiền định của mình.