LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 501

nào của nó cũng nóng; trên, dưới, bên trái, phải... chỗ nào cũng nóng đỏ. Đây gọi
là cách hiểu biết toàn diện và đúng đắn về tình trạng của hòn sắt nóng đỏ đó.

Hầu hết chúng ta khi mới bắt đầu tu đã muốn chứng đắc này nọ, muốn thành

tựu, muốn biết và thấy, nhưng chúng ta vẫn chưa biết mình sẽ đạt được cái gì hay
thấy biết cái gì. Tôi từng có một đệ tử, sự tu tập của thầy ấy bị bao phủ bởi toàn
sự ngu mờ và hoài nghi. Nhưng thầy ấy vẫn cố tu, và tôi vẫn cố chỉ dạy thầy ấy
tu, đến lúc thầy ấy đạt đến ít nhiều sự bình an. Nhưng khi đã có được ít nhiều sự
bình an và tĩnh lặng, sự nghi ngờ lại khởi lên, thầy ấy cứ thắc mắc: ''Mình làm gì
tiếp theo?''. Đó! Sự ngu mờ lại phát sinh trở lại. Thầy ấy nói muốn đạt được sự
bình an, giờ có được bình an thầy ấy lại không muốn có nó, thầy ấy còn hỏi mình
phải làm gì tiếp!, (thầy ấy muốn cái gì khác nữa đây?)

Do vậy, cần nhớ rõ trong tu tập chúng ta làm mọi thứ với sự buông bỏ. Làm

cách nào để buông bỏ? Chúng ta buông bỏ bằng cách nhìn thấy mọi thứ một
cách rõ ràng.
Biết rõ những đặc tính của thân và tâm đúng như chúng là. Chúng
ta thiền để tìm thấy sự bình an, nhưng trong tiến trình thiền tập chúng ta nhìn thấy
những thứ không bình an (động chuyển). Điều này là do bản chất của tâm là
chuyển động.

Khi tu tập sự định tâm (samādhi), chúng ta cố định sự chú tâm vào hơi thở-

vào và hơi thở-ra ngay chóp mũi hay ngay điểm giữa của môi trên (nơi đầu tiên
và cuối cùng hơi thở tiếp xúc với thân). Sự ''nâng'' cái tâm lên để cố định (vào đối
tượng) được gọi là tầm (HV) (vitakka), có nghĩa là sự ''nâng lên''. Còn khi chúng
ta có cái tâm ''được nâng lên'' như vậy và được cố định vào đối tượng, thì điều
này được gọi là tứ (HV) (vicāra), tức là sự quán xét bu quanh hơi thở ngay chỗ
chóp mũi.

132

Tính chất của vicāra sẽ tự nhiên hòa quyện với những cảm nhận khác

của tâm, và người thiền có thể nghĩ rằng tâm của ta chưa được tĩnh tại, rằng tâm
chúng ta sẽ không lắng lặng; nhưng thực tế thì đó chỉ đơn giản là sự hoạt động
của vicāra khi nó hòa quyện vào những cảm nhận của tâm mà thôi. Nhưng giờ
nếu tình trạng đó đi quá xa lạc hướng, tâm của chúng ta sẽ mất đi sự chánh niệm
của nó, lúc đó chúng ta phải thiết lập tâm mới, nâng nó lên và cố định nó lại vào
đối tượng chú tâm bằng cách của vitakka. Ngay sau khi chúng ta đã thiết lập lại
mới như vậy, sự chú tâm vicāra sẽ tiếp nối vào (thay cho vitakka), và hòa quyện
vào những cảm nhận khác nhau của tâm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.