chúng ta biết tu sửa cách nghĩ của ta một chút, biết được sự chuyển động đó đơn
giản chỉ là bản chất tự nhiên của tâm, chỉ cần biết nghĩ như vậy thì cũng đủ dẹp
tan sự ngu mờ nghi hoặc đó. Điều này được gọi là sự buông bỏ.
(Buông bỏ là không chấp nữa, không còn bận tâm hay khó chịu (sân) sau khi
đã biết được hoạt động đó là bản chất tự nhiên của cái tâm).
Giờ, nếu chúng không dính chấp, nếu chúng ta tu tập với sự ''buông bỏ''...
buông bỏ trong hoạt động và hoạt động trong sự buông bỏ... nếu chúng ta học
cách tu tập như vậy, thì tự nhiên sẽ không còn phải làm việc nhiều với các chuyển
động của vicāra. Nếu tâm không còn bị quấy nhiễu, thì tư tưởng vicāra sẽ hướng
qua quán xét xung quanh Giáo Pháp, bởi vì nếu chúng ta không quán niệm về
Giáo Pháp thì tâm sẽ xao lãng trở lại.
Do vậy, có vitakka rồi vicāra, có tầm rồi có tứ, có vitakka rồi có vicāra, có
tầm rồi có tứ... và cứ như vậy, cho đến khi vicāra dần dần trở nên vi tế hơn. Đầu
tiên tư tưởng vicāra đi rà (chuyển động) khắp nơi đối tượng. Khi chúng ta hiểu
rằng sự hoạt động đó đơn giản là bản chất tự nhiên của tâm, thì điều đó không
còn làm ta bận tâm nữa, trừ khi chúng ta chấp vào nó. Giống như khi nhìn thấy
nước chảy. Chúng ta cứ bận tâm (khó chịu) rồi đi chấp ''Tại sao nước chảy?'' thì
tự nhiên ta khổ thôi. Nếu chúng ta hiểu được rằng nước chảy đơn giản là bản chất
tự nhiên của nó, thì ta đâu chó chấp, ta đâu có bị khổ. Vicāra là như vậy. Có
vitakka, rồi có vicāra, tương tác với những cảm nhận của tâm. Chúng ta có thể
lấy những cảm nhận là đối tượng thiền, ta làm tĩnh lặng cái tâm bằng cách ghi
nhận những cảm nhận đó (mà không xía gì, không chấp gì, và không dính gì theo
những cảm nhận đó).
Nếu chúng ta biết rõ bản chất của tâm lúc này là như vậy thì chúng ta buông
bỏ, giống như bỏ qua sự chảy của nước vậy. Tư tưởng vicāra sẽ càng lúc càng trở
nên vi tế hơn. Có lẽ tâm sẽ hướng qua quán xét về thân, hoặc về cái chết, hoặc có
thể về những đề mục thuộc Giáo Pháp. Khi đề mục quán xét là đúng đắn thì sẽ
khởi sinh một cảm giác tốt-lành. Cảm giác tốt-lành nghĩa là sao? Đó là cảm giác
vui mừng hoan hỷ (pīti). Pīti (hỷ), sự tốt-lành, khởi sinh. Biểu hiện của trạng thái
hoan hỷ là người tu thấy như nổi da gà, thấy mát rượi, nhẹ lâng. Tâm đang thích
thú. Điều này gọi là yếu tố hỷ (pīti). Còn có thêm yếu tố khác khởi sinh, đó là yếu
tố hạnh phúc hay lạc (sukha) có mặt trong những cảm nhận khác nhau; và có cả