Lúc này, khi chúng ta nhìn thấy điều này diễn ra, do thiếu hiểu biết có thể
làm chúng ta suy nghĩ: ''Sao tâm của ta cứ lăng xăng động vọng? Ta muốn nó tĩnh
tại lặng yên, nhưng sao nó không tĩnh tại?''. Nếu có suy nghĩ như vậy là người tu
đang tu tập với sự dính chấp. Người tu còn dính kẹt, chưa biết buông bỏ trong khi
thiền tập.
Thực ra cái tâm chỉ đang đi theo đường lối tự nhiên của nó, nhưng chính
chúng ta cứ đi và còn nêm nếm thêm vào sự hoạt động đó bằng sự muốn ‘tâm
được tĩnh tại’ và sự nghĩ suy ''tại sao tâm không tĩnh tại?''. Chỗ này tâm người tu
có sự khó chịu hay bực bội (vì sao tâm không tĩnh tại?), đó là một dạng sân. Sự
sân khởi sinh và chúng ta gắn sân đó lên mọi sự, làm tăng thêm nghi ngờ, làm
tăng thêm khó khổ, và làm tăng thêm sự ngu mờ. Do vậy chỗ này, nếu có mặt
vicāra, chúng ta nên suy xét mọi sự khác nhau diễn ra bên trong cái tâm theo
cách như vầy, chúng ta nên khôn khéo xem xét như vầy: ''À, đây là lẽ tự nhiên
của tâm. Cái tâm đơn giản là vậy''. (Tức là: bản chất của tâm là chuyển động, cho
nên sự chuyển động trong tâm khi có mặt vicara chỉ là lẽ tự nhiên của nó, chứ
không phải là do tâm động vọng, do tâm không tĩnh tại). Đó, đó chính là cái
người-biết đang nói, đang chỉ cho bạn nhìn thấy mọi sự đúng như chúng thực là.
Tâm đích thực là như vậy. Chúng ta biết ra tâm đích thực là như vậy. Chúng ta
buông bỏ ngay chỗ đó và cái tâm trở nên bình an. (Sự bình an là mục tiêu của
thiền, đó là sự bình an có được từ sự buông bỏ!). Khi nào vicara bị phân tán
không còn trọng tâm, chúng ta lại tiếp tục nâng vitakka lần nữa và cố định nó vào
đối tượng chú tâm, và trong chốc lát sự tĩnh lặng sẽ có mặt trở lại. Vitakka (tầm)
và vicāra (tứ) làm việc phối hợp với nhau theo cách như vậy. Chúng ta dùng
vicāra để quán sát nhiều thứ cảm nhận khác nhau khởi sinh lên trong tâm. Khi
vicāra dần dần bị phân tán, chúng ta lại tiếp tục ''nâng'' sự chú tâm của ta lên
bằng vitakka, và cố định vào đối tượng chú tâm...
Điều quan trọng nhất ở đây là: khi chúng ta tu tập ngay điểm này, chúng ta
phải tu tập với sự buông bỏ. Khi nhìn thấy tiến trình vicāra tương tác hòa quyện
với những cảm nhận của tâm, chúng ta có thể nghĩ rằng tâm đang bối rối, ngu mờ
và đang khó chịu (sân) với tiến trình này. Sự nghĩ như vậy chính là nguyên nhân.
Nguyên nhân là ngay chỗ đó. Ngay lúc này, chúng ta thấy không vui đơn giản bởi
vì chúng ta cứ muốn tâm tĩnh tại. Đây chính là nguyên nhân—là cách nghĩ sai
lầm. (Tâm chuyển động là lẽ tự nhiên của nó, sao ta cứ muốn nó đứng yên?). Nếu